Phân tích khái quát khả năng sinh lời của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin về khả năng sinh lời giúp các nhà tài trợ cân nhắc các quyết định đầu tư vốn dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế mà họ kỳ vọng, giúp các chủ nợ có căn cứ để quyết định cho vay vốn; đồng thời giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển dài hạn.
– Các chỉ tiêu phân tích:
1. Hệ số sinh lời hoạt động (ROS) doanh nghiệp
ROS = LNST/LCT =1 – Hcp
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ở 1 kỳ nhất định (tháng, quý, năm) được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ đó. Đơn vị tính là %. Cả lợi nhuận sau thuế và doanh thu đều có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, ở báo cáo tài chính.
=> Chỉ số ROS, tức là Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu).
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, cứ 1 đồng tổng luân chuyển thuần thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho nhà đầu tư và doanh thu của công ty. Người Việt ta hay nói là bán 1 lời 1 (tức vốn chi phí = 1 đồng, bán 2 đồng, lời 1 đồng), thì khi đó ta hiểu ROS = 50%.
Vì ROS thể hiện lợi nhuận/doanh thu, tức là chiếm bao nhiêu % so với doanh thu. Doanh thu là con số dương. Vậy nên:
+ Khi ROS > 0: Công ty kinh doanh có lãi, khi ROS càng lớn thì lãi càng lớn. ROS cao thì khả năng cao doanh nghiệp kinh doanh tốt, đang đem về được nhiều doanh thu. Doanh nghiệp trong tương lai có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hơn nữa. Thêm vào đó, khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) tăng cũng chứng tỏ doanh nghiệp đang tối ưu được các khoản chi phí.
+ Khi ROS âm: Công ty đang bị lỗ.
Tuy nhiên ROS phụ thuộc vào đặc tính của từng ngành nghề, muốn đánh giá công ty thì nên đánh dựa trên mặt bằng trung bình ngành, nếu ROS > ROS trung bình ngành, công ty tốt hơn so với trung bình ngành, cũng như so sánh với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
2. Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP)
BEP = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/ Vốn kinh doanh bình quân (Vbq)
=> Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp sử dụng bình quân mỗi đồng vốn vào hoạt động kinh
doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Tính được chỉ số này ta sẽ biết biết cứ 100 đồng vốn đang sử dụng vào hoạt động kinh doanh thì lợi nhuận trước lãi vay và thuế là bao nhiêu. Sau đó lấy so sánh giữa BEP và chỉ số nợ vay bình quân để xác định trạng thái đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp đang dương hay âm, có hiệu quả không.
3. Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA)
ROA = LNST/ Vốn kinh doanh bình quân (Vbq)
– Mẫu số của ROA là “Tổng tài sản bình quân” vì tử số là kết quả của một năm kinh doanh nên mẫu số không thể lấy trị số của tài sản tại một thời điểm được mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm.
=> Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở doanh nghiệp, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng nguồn vốn. Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi đồng vốn sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng nguồn vốn càng lớn và ngược lại.
Lợi nhuận sau thuế phản ánh ở chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế ” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với mã số 60; còn “Vốn kinh doanh bình quân” được tính như sau:
Vbq= (Tổng nguồn vốn đầu năm + Tổng nguồn vốn cuối năm)/2
Trong đó, Tổng nguồn vốn đầu năm và cuối năm lấy số liệu trên Bảng cân đối kế toán (cột “Số đầu năm” và cột “Số cuối năm”).
– ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.
Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Hệ số lợi nhuận trên nguồn vốn – ROA rất thấp thường cho thấy việc kém hiệu quả trong quản lý, tuy nhiên, chỉ số này có thể bị bóp méo do khấu hao hoặc bất kỳ chi phí phát sinh nào.
Ví dụ nếu công ty A có thu nhập ròng là 1 triệu USD, tổng tài sản là 5 triệu USD, khi đó ROA là 20%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 10 triệu USD, ROA của B sẽ là 10%. Như vậy công ty A hiệu quả hơn trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận.
Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà chi cho các hoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang bỏ túi một món hời.
4. Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE = LNST/ Vốn chủ sở hữu bình quân (VCSHbq)
– Mẫu số của ROE là “Vốn chủ sở hữu bình quân” vì tử số là kết quả của một năm kinh doanh nên mẫu số không thể lấy trị số của vốn chủ sở hữu tại một thời điểm được mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm.
=>“Hê số sinh lời của Vốn chủ sở hữu” là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong một kỳ phân tích. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của ROE càng cao, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại.
Lợi nhuận sau thuế phản ánh ở chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với mã số 60; còn chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu bình quân” được tính như sau:
VCSHbq= (VCSH đầu năm + VCSH cuối năm)/2
Trong đó, vốn chủ sở hữu đầu năm và cuối năm lấy ở chỉ tiêu C “Vốn chủ sở hữu” (Mã số 400) trên Bảng cân đối kế toán (cột “Số đầu năm” và cột “Số cuối năm”)
– Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.
Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể như sau:
– ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng. – ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không.
5. Thu nhập một cổ phần thường (EPS)
EPS = (LNST – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/ Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành.
Trong đó: Cổ tức cổ phiếu ưu đãi = Số lượng cổ phiếu ưu đãi đang lưu hành x Cố tức đã công bố trên cổ phiếu ưu đãi
=> Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ mỗi đồng cổ phiếu thường tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm.
Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hóa việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông.
EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên.
Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo “chất lượng” của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác.
![]() |
||
THAM KHẢO SẢN PHẨM PHẦN MỀM CÔNG TY MAXV |
||
Phần Mềm Kế toán |
Liên hệ Nhận tư vấn | Phần Mềm Bán Hàng |
+ Maxv Pro Vĩnh viễn (Offline)
… |
+ Đăng ký: Nhấn tại đây + Hotline: 0382 325 225 + Facebook: Trang chủ
|
+ Shop Maxv Pharmacy (Dược)
+ Shop Maxv VLXD (Vật liệu XD) + Mail: Softmaxv@ gmail.com
|