Bài dưới đây: Hướng dẫn cách xử lý trường hợp chi phí của năm trước năm nay mới nhận hóa đơn. Mời bạn đọc tham khảo.
04 Trường hợp chi phí của năm trước năm nay mới nhận hóa đơn

1/ Trong Chuẩn mực kế toán số 01 có nêu: “Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải PHÙ HỢP với nhau.
Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng.
Chi phí tương ứng với doanh thu gồm: Chi phí của kỳ tạo ra doanh thu; Chi phí của các kỳ trước hoặc Chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.”
Để tuân thủ nguyên tắc phù hợp, thì những hóa đơn chi phí của năm nào, hoặc hàng hóa đã tiêu thụ của năm nào, thì cần ghi nhận vào năm đó cho phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
2/ Nếu BCTC năm trước đã nộp thì cần điều chỉnh theo chuẩn mực kế toán số 29, để xử lý những thay đổi trong các chính sách kế toán, các ước tính kế toán và sửa chữa sai sót của các kỳ kế toán trước.
3/ Theo quy định của thuế TNDN thì chi phí năm nào hạch toán cho năm đó.
Căn cứ khoản 2.20, Điều 4, Thông tư số 96/2015, về thuế TNDN thì: “Trường hợp DN đã ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí hoặc giảm chi phí vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng.”
4/ Bên cạnh đó, theo công văn số 196/CT-TTHT, ngày 8/3/2019 của Cục thuế TP Hồ Chí Minh trả lời cho DN thì: “Trường hợp Công ty có phát sinh chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh năm trước nhưng tính vào chi phí được trừ của năm nay là không phù hợp.”
Như vậy, DN đã ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì các chi phí này phải được trích trước theo quy định và được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Trường hợp, DN không ghi nhận đủ chi phí năm trước và không thực hiện trích trước chi phí mà ghi nhận chi phí này vào năm nay thì các chi phí này sẽ bị loại ra khỏi chi phí tính thuế TNDN vì Doanh thu và Chi phí không cùng kỳ kế toán.
>> Xem thêm: 08 Cách tăng Chi phí hợp lý cho Doanh nghiệp không cần Hóa đơn
** Các bạn chú ý nguyên tắc hạch toán tài khoản 335 – Chi phí phải trả, để hạch toán cho OK:
“Tài khoản 335 dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng THỰC TẾ CHƯA CHI TRẢ trong kỳ này.
Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí THỰC TẾ CHƯA PHÁT SINH, nhưng ĐƯỢC TÍNH TRƯỚC vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh. Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.”.
** LƯU Ý! Các trường hợp khi thanh toán mới có hóa đơn như: Cước điện thoại, điện, nước, …
Ví dụ, chi phí phát sinh vào tháng 12/2021 mà tháng 01/2022 mới thanh toán (khi thanh toán mới có hóa đơn) thì tháng 12/2021 chỉ hạch toán:
Nợ 642 / Có 331.
Tháng sau khi thanh toán (có hóa đơn):
Nợ 331, 133
Có 111, 112
Như vậy, các khoản đó mới được tính vào chi phí của năm 2021, vì trong hóa đơn ghi rõ là: Cước điện thoại, tiền điện, tiền nước, … tháng 12/2021. Năm 2022 chỉ là năm thanh toán khoản đó mà thôi./.
>> Xem thêm: 04 TRƯỜNG HỢP VÀ CÁCH XỬ LÝ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KHI BỊ SAI SÓT THEO NĐ123
Nguồn: Tạ Hiệp.
![]() |
||
THAM KHẢO SẢN PHẨM PHẦN MỀM CÔNG TY MAXV |
||
Phần Mềm Kế toán |
Liên hệ Nhận tư vấn | Phần Mềm Bán Hàng |
+ Maxv Pro Vĩnh viễn (Offline)
… |
+ Đăng ký: Nhấn tại đây + Hotline: 0382 325 225 + Facebook: Trang chủ
|
+ Shop Maxv Pharmacy (Dược)
+ Shop Maxv VLXD (Vật liệu XD) + Mail: Softmaxv@gmail.com
|