Người lao động trong doanh nghiệp nghỉ không lương tối đa nhiêu ngày. Để giải đáp thắc mắc trên mời bạn đọc cùng tham khảo bài dưới đây.
1. Người lao động xin nghỉ không lương cần điều kiện gì?
Điều 115 Bộ luật Lao động đã chỉ rõ các trường hợp người lao động được nghỉ không lương bao gồm:

Người lao động xin nghỉ không lương cần điều kiện gì?
(1) Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người lao động kết hôn.
(2) Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Để xin nghỉ không lương theo các trường hợp trên, người lao động phải đảm bảo điều kiện sau:
– Trường hợp (1): Phải thông báo với người sử dụng lao động.
Pháp luật không quy định hình thức thông báo cụ thể nên người lao động có thể chọn thông báo bằng điện thoại, emal, tin nhắn,…
– Trường hợp (2): Phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Pháp luật không quy định hình thức thỏa thuận nên người lao động có thể trao đổi bằng lời, bằng văn bản hoặc hình thức khác, miễn sao được người sử dụng lao động đồng ý.
>> Xem thêm: Từ 1/7/2022 Lương tối thiểu vùng tăng thêm 6%: Niềm vui của người lao động
2. Người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?
Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian nghỉ không lương trong từng trường hợp được xác định như sau:
Trường hợp 1: Nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột kết hôn.
Người lao động được nghỉ 01 ngày.
Trường hợp 2: Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Bộ luật Lao động không quy định cụ thể thời gian nghỉ trong trường hợp này. Do đó, người lao động và người sử dụng có thể tự thỏa thuận về số ngày nghỉ không lương mà không bị giới hạn.
>> Xem thêm: Doanh nghiệp trả lương chậm phải trả thêm cho nhân viên?
3. Từ chối yêu cầu nghỉ không lương, doanh nghiệp có bị phạt?

Từ chối yêu cầu nghỉ không lương, doanh nghiệp có bị phạt?
Theo quy định, người sử dụng lao động chỉ buộc phải cho người lao động nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết hoặc khi cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người đó kết hôn.
Nếu không cho người lao động nghỉ không lương, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:
Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
Theo đó, nếu người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng, còn tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 04 – 10 triệu đồng.
Trường hợp người lao động xin nghỉ không lương vì các lý do khác thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền từ chối lời đề nghị này mà không bị coi là vi phạm pháp luật.
>> Xem thêm: 03 Sai sót lớn Kế toán tiền lương thường gặp | Cần lưu ý
— Sưu tầm —
![]() |
||
THAM KHẢO SẢN PHẨM PHẦN MỀM CÔNG TY MAXV |
||
Phần Mềm Kế toán |
Liên hệ Nhận tư vấn | Phần Mềm Bán Hàng |
+ Maxv Pro Vĩnh viễn (Offline)
… |
+ Đăng ký: Nhấn tại đây + Hotline: 0382 325 225 + Facebook: Trang chủ
|
+ Shop Maxv Pharmacy (Dược)
+ Shop Maxv VLXD (Vật liệu XD) + Mail: Softmaxv@ gmail.com
|