Kỹ năng quản trị rủi ro là gì? | Chủ doanh nghiệp cần biết

bởi | Th9 14 | Quản lý doanh nghiệp | 0 Lời bình

Kỹ năng quản trị rủi ro là một người quản lý lãnh đạo nào cũng phải có, nhưng không phải ai cũng biết. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây

1. Khái niệm rủi ro

Định nghĩa về rủi ro rất phong phú và đa dạng, nhưng tựu trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn: Trường phái truyền thống và trường phái hiện đại.

Theo trường phái truyền thống rủi ro được xem là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố có liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không tốt có thể xảy ra cho con người. Đối với doanh nghiệp thì đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến hay nó còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự không chắc chắn hay môt tình trạng bất ổn có thể đo lường được, vừa mang tính tính cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất. Theo trường phái này rủi ro được định nghĩa về mặt định tính và định lượng.

Kỹ năng quản trị rủi ro là gì?

Kỹ năng quản trị rủi ro là gì?

1.1. Khái niệm định tính

Trong hoạt động của một doanh nghiệp, rủi ro trở thành “từ khóa” quan trọng bậc nhất. Rủi ro và thời gian là 2 yếu tố song sinh không thể tách rời nhau được. Các quyết định kinh doanh, quyết định tài chính ngày hôm nay bắt buộc phải tính toán đến những thu nhập đạt được trong tương lai. Tuy nhiên trong tương lại lại luôn có sự biến động, những biến cố bất ngờ có thể xảy ra và làm cho kết quả thu được không đạt được như dự tính. Điều đó cũng có nghĩa là các quyết định tài chính nhất thiết sẽ hàm chứa các rủi ro nào đó, 99.9% các trường hợp rủi ro này khác 0.

Như vậy, khái niệm rủi ro ở đây được được xem xét như là khả năng xuất hiện các kết quả thực tế không giống như dự đoán. Thuật ngữ này hay còn được sử dụng với ý nghĩa như là sự không chắc chắn ở thời điểm hiện tại về kết quả sẽ đạt được trong tương lai.

1.2. Khái niệm định lượng

Khái niệm trên giúp phân biệt được rủi ro và sự bất trắc, nhưng không cho phép đo lường được rủi ro. Để có thể đánh giá được mức độ rủi ro, người ta phải đo lường gián tiếp thông qua sự biến động giữa kết quả thu được thực tế so với dự kiến (trung bình)

Do đó, khái niệm rủi ro ở đây được xem xét như là sự khác biệt giữa giá trị thực tế so với giá trị kỳ vọng.

>> Xem thêm: 08 Sai lầm Tai hại của doanh nhân | Cần phải chú ý

2. Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.

2.1. Khái niệm

“Là một quy trình được thiết lập bởi hội đồng quản trị, ban quản trị và các cán bộ có liên quan khác áp dụng trong quá trình xây dựng chiến lược doanh nghiệp thực hiện xác định những sự vụ có khả năng xảy ra gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp đồng thời quản trị rủi ro trong phạm vi cho phép nhằm đưa ra mức độ đảm bảo trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp”.

Quản trị rủi ro doanh nghiệp ngày nay được coi như là một bộ phận không thể tách rời với chiến lược doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là chiến lược của doanh nghiệp sẽ được xem là không đầy đủ nếu thiếu vắng sự gắn kết với quản trị rủi ro.

Có nhiều loại rủi ro khác nhau được xâm nhập từ bên ngoài doanh nghiệp cũng như phát sinh bên trong doanh nghiệp. Rủi ro thường được phân loại vào những nhóm chính như rủi ro chiến lược, rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính, rủi ro quản trị tri thức và rủi ro tuân thủ.

Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

2.2. Mục tiêu hoạt động của quản trị rủi ro doanh nghiệp

Quản trị rủi ro doanh nghiệp có mục đích hoạt động là bảo vệ và đóng góp những giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp và các đối tác liên quan của doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua những nội dung cơ bản sau thể hiện tác dụng của quản trị rủi ro doanh nghiệp:

– Xây dựng khuôn khổ nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tương lai có tính nhất quán và có thể kiểm soát;

– Tăng cường năng lực trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo và chặt chẽ về hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp;

– Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh nghiệp;

– Giảm thiểu những sai sót trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp;

– Bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như hình ảnh doanh nghiệp;

– Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực và nền tảng tri thức của doanh nghiệp;

– Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.

>> Xem thêm: 11 Vai trò quan trọng của Người quản lý (manager) trong Doanh nghiệp

2.3. Chính sách quản trị rủi ro và bộ phận quản trị rủi ro tại doanh nghiệp

Chính sách quản trị rủi ro được xây dựng trong đó xác định phương pháp tiếp cận đối với rủi ro và quản trị rủi ro. Đồng thời chính sách quản trị rủi ro cũng nêu rõ trách nhiệm trong việc quản trị rủi ro trong toàn bộ doanh nghiệp.

Hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm xác định định hướng chiến lược và cơ cấu cho chức năng quản trị rủi ro doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất. Các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp có trách nhiệm trước hết trong việc quản trị rủi ro hàng ngày, gắn kết việc nhận thức và tuyên truyền về quản trị rủi ro trong bộ phận mình công tác. Kiểm toán nội bộ là người đảm bảo rằng công tác quản trị rủi ro được thực thi có hiệu quả thông qua việc đánh giá theo chương trình, kế hoạch của kiểm toán nội bộ.

Tùy thuộc quy mô của doanh nghiệp có thể thiết lập một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm chức năng quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Nhìn chung, nhiệm vụ của bộ phận này cần phải thực hiện bao gồm:

– Xây dựng chính sách và chiến lược quản trị rủi ro trong doanh nghiệp;

– Thiết kế định hướng quản trị rủi ro ở cấp độ chiến lược và chức năng;

– Xây dựng văn hóa nhận thức về rủi ro trong doanh nghiệp trong đó có việc đào tạo về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp;

– Xây dựng chính sách và tổ chức quản trị rủi ro nội bộ đối với các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp;

– Thiết kế và rà soát quy trình quản trị rủi ro;

– Điều phối các hoạt động chức năng khác nhau có liên quan đến vấn đề quản trị rủi ro trong doanh nghiệp;

– Xây dựng các quy trình ứng phó với rủi ro trong đó có các chương trình dự phòng và duy trì hoạt động kinh doanh thường xuyên;

– Chuẩn bị báo cáo về quản trị rủi ro đệ trình hội đồng quản trị và các đối tác liên quan của doanh nghiệp.

2.4. Quy trình quản trị rủi ro

Quy trình quản trị rủi ro được thiết kế mang tính đồng bộ và có sự gắn kết với việc xây dựng và thực thi chiến lược của doanh nghiệp. Về cơ bản, quy trình quản trị rủi ro cần chứa đựng những giai đoạn hay bước công việc cơ bản như: Xác định rủi ro, mô tả rủi ro, lượng hóa rủi ro, phân tích rủi ro, xếp hạng rủi ro, đánh giá rủi ro, lập báo cáo về rủi ro, xử lý rủi ro, theo dõi và rà soát quy trình trình quản trị rủi ro.

Kèm theo quy trình quản trị rủi ro là hệ thống những phương pháp luận và công cụ phục vụ công tác quản trị rủi ro đồng bộ được thiết kế cho các công đoạn khác nhau của quy trình kinh doanh. Để thực thi quy trình quản trị rủi ro một cách hiệu quả cần tranh thủ sự ủng hộ và cam kế ủng hộ của lãnh đạo doanh nghiệp, phân công trách nhiệm rõ ràng cũng như phân bổ nguồn lực phù hợp, đào tạo và tuyên truyền về quản trị rủi ro cho mọi đối tượng liên quan.

>> Xem thêm: 06 Hệ số tài chính cơ bản của doanh nghiệp giám đốc phải biết

— Sưu tầm —

 

Banner Dùng thử phần mềm kế toán maxv miễn phí

THAM KHẢO SẢN PHẨM PHẦN MỀM CÔNG TY MAXV

Phần Mềm Kế toán

Liên hệ Nhận tư vấn Phần Mềm Bán Hàng
+ Maxv Pro Vĩnh viễn (Offline)

+ Maxv Online (Cho thuê)

+ Maxv Pharmacy (Dược phẩm)

+ Đăng ký: Nhấn tại đây

+ Hotline: 0382 325 225

+ Facebook: Trang chủ

 

+ Shop Maxv Pharmacy (Dược)

+ Shop Maxv VLXD (Vật liệu XD)

+ Mail: Softmaxv@ gmail.com

 

Thẻ Tag:

Bài viết gần đây

Giáo viên dạy thêm đăng ký HKD cần chuẩn bị những gì?

Giáo viên dạy thêm đăng ký HKD cần chuẩn bị những gì?

Giáo viên muốn dạy thêm sau thông tin mới của bộ bạn ra thì cần làm hay đăng ký những gì? Dưới đây là bài Hướng dẫn đăng ký HKD dành cho giáo viên dạy thêm Trình tự chi tiết đăng ký Hộ kinh doanh cá thể để hoạt động dạy thêm: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh...

Tạm ngừng hoạt động Kinh doanh DN cần làm gì?

Tạm ngừng hoạt động Kinh doanh DN cần làm gì?

Tạm ngừng hoạt động Kinh doanh doanh nghiệp cần làm gì? Cùng Maxv tham khảo bài viết dưới đây nhé Doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động kinh doanh 1. Doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì không được phép thực hiện bất kỳ một giao dịch mua bán hàng hóa, cung...

Popup Phần mềm kế toán hộ kinh doanh Maxv-01

DANH MỤC TIN TỨC

BÀI VIẾT GẦN NHẤT

14 Vấn đề Cơ Quan Thuế thường yêu cầu Doanh nghiệp giải trình

14 Vấn đề Cơ Quan Thuế thường yêu cầu Doanh nghiệp giải trình

Những vấn đề mà doanh nghiệp thường bị cơ quan thuế yêu cầu giải trình là gì? Cùng Maxv tham khảo 14 vấn đề trong bài viết dưới đây nhé. 1.Giải trình doanh thu: Cùng 1 mặt hàng trong cùng 1 khoảng thời gian giá bán khác nhau, đặc biệt giá bán cho Doanh nghiệp thì cao...

Kê khai bổ sung thuế GTGT thì cần chú ý những điều gì?

Kê khai bổ sung thuế GTGT thì cần chú ý những điều gì?

Các bạn hỏi Kê khai bổ sung thuế GTGT thì cần chú ý những điều gì? Thì tham khảo bài viết dưới đây nhé. 1. Phát sinh nộp thừa số thuế gtgt. => Số nộp thừa này ko được ghi vào 38 của Kỳ hiện tại. MÀ THEO DÕI EXCEL ĐỂ TRỪ VÀO SỐ THUẾ GTGT PHẢI NỘP CỦA KỲ HIỆN TẠI (KỲ...

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2025

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2025

MAXV THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2025 “Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba” Maxv Việt Nam xin thông báo đến Quý khách hàng và Quý đối tác lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch) như sau: Thời gian nghỉ: Thứ Hai, ngày...

06 Lưu ý khi khai quyết toán thuế TNDN năm 2024

06 Lưu ý khi khai quyết toán thuế TNDN năm 2024

Khai quyết toán thuế TNDN năm 2024 cần lưu ý gì? Một số điểm doanh nghiệp cần phải lưu ý khi kê khai quyết toán thuế TNDN năm 2024: - Các doanh nghiệp áp dụng năm tài chính từ 1/1/2024 đến 31/12/2024 thì thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2024 chậm nhất...

08 Lưu ý khi nộp quyết toán thuế TNCN năm 2024

08 Lưu ý khi nộp quyết toán thuế TNCN năm 2024

Nộp quyết toán thuế TNCN năm 2024 cần lưu ý những điểm gì? Doanh nghiệp, cá nhân khi khai nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2024 cần chú ý một số điểm sau đây: - Hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2024 chậm nhất là ngày 31/3/2025 (đối với doanh nghiệp) và chậm...

Floating Button Floating Button
Phần mềm Maxv Accounting
Laptop Phần mềm kế toán Maxv Accounting
Đăng ký Trải nghiệm