Công việc Kế toán Tài sản cố định làm những gì? ở Doanh nghiệp

bởi | Th8 9 | Tài chính - Kế toán | 0 Lời bình

Kế toán tài sản cố định là gì? và cách hoạch toán tài sản cố định theo thông tư 133. Tài sản cố định (TSCĐ) là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân. Chính vì thế, việc quản lý tốt tài sản cố định vô cùng quan trọng.

Kế toán tải sản cố định là gì?

Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp được hiểu đơn giản là những nghiệp vụ của kế toán liên quan đến tài sản cố định.

Theo các quy định hiện hành về quản lý TSCĐ thì mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.

Công việc Kế toán Tài sản cố định làm những gì?

Công việc Kế toán Tài sản cố định làm những gì?

Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán. Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định hiện hành.

>> Xem thêm: Công việc Kế toán làm hàng ngày, tháng, quý, năm là gì?

Công việc của kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp

Công việc của kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp bao gồm:

  • Quản lý và theo dõi số lượng tài sản cố định để không bị thất thoát bằng cách mở thẻ tài sản cố định. Mỗi tài sản cố định phải dán mã.
  • Ngoài ra, kế toán cần lập Biên bản kiểm kê TSCĐ nhằm xác định số lượng. Tuy nhiên, tùy theo tính chất của tài sản mà quy định kiểm kê vào cuối năm hay đột xuất.
  • Trích khấu hao đầy đủ chi phí vào những bộ phận có liên quan của những tài sản tham gia vào SXKD.
  • Bộ chứng từ của tài sản phải được lưu tại thẻ tài sản cố định (Vì phục vụ cho nhiều năm).
  • Khi bàn giao tài sản cố định cho bộ phận nào sử dụng phải có biên bản bàn giao để quản lý tính hiện hữu của tài sản.

Hưỡng dẫn hạch toán TSCĐ theo Thông tư 133

1. Hạch toán tăng tài sản cố định

TSCĐ tăng do các trường hợp mua mới, nhận góp vốn, tăng từ nội bộ doanh nghiệp, tăng do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành hoặc do đánh giá lại TSCĐ. Khi đó, kế toán phản ánh trên các tài khoản:

1.1 Tăng tài sản cố định do góp vốn

Bên nhận góp vốn, hạch toán:

  • Nợ TK 211 (chi tiết).
  • Nợ TK 1331.
  • Có TK 411 (ai góp).

Bên góp vốn, hạch toán:

  • Nợ TK 221,222,228.
  • Nợ TK 811 (Chênh lệch do đánh giá thấp hơn giá trị gốc).
  • Có TK 211, 213.
  • Có TK 3331.
  • Có TK 711 (Chênh lệch do đánh giá cao hơn giá trị gốc)

1.2 Tăng do mua sắm

  • Nợ TK 211.
  • Nợ TK 1331.
  • Có TK 111, 112, 331.

1.3 Tăng do xây dựng cơ bản bàn giao

  • Nợ TK 211 (chi tiết).
  • Có TK 241.

1.4 Tăng do chuyển từ công cụ dụng cụ

  • Nợ TK 211 ( 2111).
  • Có TK 153 ( CCDC còn mới.
  • Có TK 142 (Giá trị CCDC đã qua sử dụng).
  • Có TK 214 (Giá trị đã phân bổ).

1.5 Tăng nhận lại vốn góp 

  • Nợ TK 211 ( chi tiết).
  • Có TK 221

1.6 Tăng tài sản cố định vô hình từ nội bộ doanh nghiệp

Từ khi phát sinh cổ phần để hoàn thành nên TSCĐ vô hình mà không thoả mãn tiêu chuẩn để trử thành TS vô hinh thì kế toán ghi:

  • Nợ TK 642, 142, 242.
  • Nợ TK 1331.
  • Có TK 111,112, 331.

Khi xét thấy việc triển khai có hiệu quả và thoả mãn đây đủ các điều kiện để trở thành TSVH thì hạch toán

  • Nợ TK 241.
  • Nợ TK 1331.
  • Có TK 111, 112, 331.

– Khi kết thúc giai đoạn hoàn thành bàn giao thì phỉa chuyển sang TSCĐ VH :

  • Nợ TK 2113.
  • Có TK 241.

– Trường hợp nếu DN nhận vốn góp là quyền sử dụng đất:

  • Nợ TK 2113.
  • Có TK 411 ( ai góp )

>> Xem thêm: Công việc Kế toán Tổng hợp làm những gì? | ở Doanh nghiệp

2. Hạch toán Giảm TSCĐ

Công việc của kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp

Công việc của kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp

Tài sản sử dụng ở các doanh nghiệp giảm do các nguyên nhân: thanh lý khi hết hạn sử dụng, nhượng bán lại cho đơn vị khác, góp vốn liên doanh…kế toán phải lập các chứng từ ban đầu hợp lệ, hợp pháp. Ngoài các tài khoản đã nêu kế toán còn sử dụng TK 711- Thu nhập khác, TK 811- Chi phí khác để phản ánh.

Căn cứ vào biên bản thanh lý, ké toán ghi:

  • Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ ( phần giá trị đã hao mòn).
  • Nợ TK 811 – Chi phí khác (phần giá trị còn lại).
  • Có TK 211, 213 – TSCĐ hữu hình (phần nguyên giá.)
  • Với các khoản thu nhập khi thanh lý ghi nhận Có TK 711 – Thu nhập khác, với các khoản chi phí khi thanh lý ghi nhận Nợ TK 811 – chi phí khác.

>> Xem thêm: Công việc Kế toán Công nợ làm những gì? | ở Doanh nghiệp

3. Hạch toán khấu hao TSCĐ

Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó vào giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được sáng tạo ra. Đây là một biện pháp chủ quan của con người nhằm thu hồi số vốn đã đầu tư mua sắm để sử dụng nên được hiểu như một lượng giá trị hữu dụng được phân phối cho SXKD trong suốt thời gian sử dụng hữu ích.

Tuy nhiên dù có hay không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và nhiều nguyên nhân khác, thì TSCĐ vẫn bị giảm sút về mặt giá trị và giá trị sử dụng. Đó được gọi là hao mòn TSCĐ.

Tài khoản kế toán sử dụng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ trong quá trình sử dụng là TK 214 – Hao mòn TSCĐ. Kết cấu như sau:

  • Bên Nợ: Hao mòn TSCĐ giảm.
  • Bên Có: Hao mòn TSCĐ tăng.

Định kỳ, căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ, ghi:

  • Nợ TK 641, 642, 627,241, 632…
  • Có Tk 214 – Hao mòn TSCĐ (tài khoản cấp 2 phù hợp).

Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi và hoạt động sự nghiệp, TSCĐ đầu tư mua sắm bằng quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì phản ánh giá trị hao mòn như sau:

  • Nợ TK 353, 466…
  • Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

Với các trường hợp TSCĐ mua về chưa đưa vào sử dụng hoặc chờ thanh lý thì vẫn ghi nhận giá trị hao mòn của TSCĐ. Tuy nhiên các chi phí này không được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN nên sẽ ghi nhận như sau:

  • Nợ TK 811.
  • Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

>> Xem thêm: Công việc Kế toán Thanh toán làm những gì? | ở Doanh nghiệp

4. Hạch toán sửa chữa TSCĐ

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do tính chất, mức độ hao mòn và hư hỏng của TSCĐ rất khác nhau nên tính chất và quy mô của việc sửa chữa được chia thành 2 loại.

5. Hạch toán thường xuyên, bảo dưỡng

Đây là hoạt động sửa chữa nhỏ, thường xuyên theo yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường. Chi phí sửa chữa thường xuyên được hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận có tài sản sửa chữa. Cụ thể như sau:

  • Nợ TK 627,641, 642… (nếu chi phí sửa chữa nhỏ).
  • Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (nếu chi phí sửa chữa cần phân bổ dần).
  • Nợ TK 1331 (nếu là dịch vụ sửa chữa thuê ngoài).
  • Có Tk 111,112…

Đồng thời xác định mức phân bổ tín vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ:

  • Nợ TK 627,641, 642..
  • Có TK 242 – Chi phí trả trước.

6. Sửa chữa lớn

Hoạt động này mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật. Thời gian sửa chữa lớn thường dài, chi phí sửa chữa phát sinh nhiều do vậy doanh nghiệp phải lập kế hoạch, dự toán. Kế toán sử dụng TK 241 để phản ánh. Cụ thể như sau:

Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn:

  • Nợ TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ.
  • Có các tài khoản liên quan TK 111, 112, 152, 242…

Khi sữa chữa lớn hoàn thành ghi nhận các chi phí thỏa mãn ghi tăng nguyên giá TSCĐ:

  • Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình.
  • Có Tk 2143 – Sửa chữa lớn TSCĐ

Phần mềm kế toán Maxv Online là phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà quản trị và kế toán. Phần mềm kế toán Maxv bao gồm nhiều phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC.

>>X em thêm: Công việc Kế toán Ngân hàng làm những gì? | ở Doanh nghiệp

 

Banner Dùng thử phần mềm kế toán maxv miễn phí

THAM KHẢO SẢN PHẨM PHẦN MỀM CÔNG TY MAXV

Phần Mềm Kế toán

Liên hệ Nhận tư vấn Phần Mềm Bán Hàng
+ Maxv Pro Vĩnh viễn (Offline)

+ Maxv Online (Cho thuê)

+ Maxv Pharmacy (Dược phẩm)

+ Đăng ký: Nhấn tại đây

+ Hotline: 0382 325 225

+ Facebook: Trang chủ

 

+ Shop Maxv Pharmacy (Dược)

+ Shop Maxv VLXD (Vật liệu XD)

+ Mail: Softmaxv@ gmail.com

 

Thẻ Tag:

Bài viết gần đây

14 Vấn đề Cơ Quan Thuế thường yêu cầu Doanh nghiệp giải trình

14 Vấn đề Cơ Quan Thuế thường yêu cầu Doanh nghiệp giải trình

Những vấn đề mà doanh nghiệp thường bị cơ quan thuế yêu cầu giải trình là gì? Cùng Maxv tham khảo 14 vấn đề trong bài viết dưới đây nhé. 1.Giải trình doanh thu: Cùng 1 mặt hàng trong cùng 1 khoảng thời gian giá bán khác nhau, đặc biệt giá bán cho Doanh nghiệp thì cao...

Kê khai bổ sung thuế GTGT thì cần chú ý những điều gì?

Kê khai bổ sung thuế GTGT thì cần chú ý những điều gì?

Các bạn hỏi Kê khai bổ sung thuế GTGT thì cần chú ý những điều gì? Thì tham khảo bài viết dưới đây nhé. 1. Phát sinh nộp thừa số thuế gtgt. => Số nộp thừa này ko được ghi vào 38 của Kỳ hiện tại. MÀ THEO DÕI EXCEL ĐỂ TRỪ VÀO SỐ THUẾ GTGT PHẢI NỘP CỦA KỲ HIỆN TẠI (KỲ...

Popup Phần mềm kế toán hộ kinh doanh Maxv-01

DANH MỤC TIN TỨC

BÀI VIẾT GẦN NHẤT

Nên chọn Thành lập Công ty hay Hộ kinh doanh?

Nên chọn Thành lập Công ty hay Hộ kinh doanh?

Nhiều bạn thắc mắc nên chọn mô hình thành lập Công ty hay Hộ kinh doanh? Câu trả lời là KHÔNG CÓ MỘT ĐÁP ÁN CHUNG, vì mỗi trường hợp sẽ phù hợp với một lựa chọn khác nhau. Dưới đây là so sánh tổng quan giữa hai loại hình, xét về thuế, sổ sách, hóa đơn và các yếu tố cơ...

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 30/4 & 1/5 2025

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 30/4 & 1/5 2025

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 30/4 & 1/5 Nhân dịp 50 năm ngày Giải phóng miền Nam – Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) Và 135 năm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 Maxv Việt Nam xin thông báo lịch nghỉ lễ như sau: Thời gian nghỉ: Từ thứ Tư 30/4/2025 đến hết thứ Năm 1/5/2025...

14 Vấn đề Cơ Quan Thuế thường yêu cầu Doanh nghiệp giải trình

14 Vấn đề Cơ Quan Thuế thường yêu cầu Doanh nghiệp giải trình

Những vấn đề mà doanh nghiệp thường bị cơ quan thuế yêu cầu giải trình là gì? Cùng Maxv tham khảo 14 vấn đề trong bài viết dưới đây nhé. 1.Giải trình doanh thu: Cùng 1 mặt hàng trong cùng 1 khoảng thời gian giá bán khác nhau, đặc biệt giá bán cho Doanh nghiệp thì cao...

Kê khai bổ sung thuế GTGT thì cần chú ý những điều gì?

Kê khai bổ sung thuế GTGT thì cần chú ý những điều gì?

Các bạn hỏi Kê khai bổ sung thuế GTGT thì cần chú ý những điều gì? Thì tham khảo bài viết dưới đây nhé. 1. Phát sinh nộp thừa số thuế gtgt. => Số nộp thừa này ko được ghi vào 38 của Kỳ hiện tại. MÀ THEO DÕI EXCEL ĐỂ TRỪ VÀO SỐ THUẾ GTGT PHẢI NỘP CỦA KỲ HIỆN TẠI (KỲ...

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2025

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2025

MAXV THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2025 “Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba” Maxv Việt Nam xin thông báo đến Quý khách hàng và Quý đối tác lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch) như sau: Thời gian nghỉ: Thứ Hai, ngày...

Floating Button Floating Button