Quy trình các bước để hạch toán trên phần mềm kế toán Maxv sao cho chuẩn chỉ nhất. Mời quý khách sử dụng phần mềm cùng tham khảo quy trình dưới đây.
A. Vấn đề chung về sử dụng phần mềm

1. Phân loại chứng từ Hạch toán
– Đối với các hóa đơn phân loại theo hàng hóa, vật tư, nguyên liệu thì sẽ sử dụng các phiếu Nhập mua hàng, Nhập mua xuất thẳng, Phiếu nhập chi phí.
– Đối với các hóa đơn các hóa đơn ko phải hàng hóa, nguyên liệu:
+ Hóa đơn thanh toán qua ngân hàng vào Hóa đơn mua dịch vụ
+ Hóa đơn thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt chọn Phiếu chi/Báo nợ loại
2. Xây dựng các danh mục của chương trình
– Danh mục khách hàng, nhà cung cấp
Mã khách hàng: KH001, KH002….
Mã nhà cung cấp: NCC001, NCC002….
Mã Nhân viên: NV001, NV002….
– Danh mục hàng hóa vật tư:
Mã Hàng Hóa: HH001, HH002….
Mã Nguyên vật liệu: NVL001, NVL002….
Mã Thành phâm: TP001, TP002….
– Danh mục kho hàng
– Danh mục tài khoản
– Một số danh mục khác
3. Cập nhật số dư đầu kỳ
– Số dư hàng tồn kho: Kế toán hàng tồn kho
– Số dư công nợ: Phần kế toán Mua hàng hoặc Bán hàng.
– Số dư các tài khoản còn lại: Phần kế toán Tổng hợp.
4. Cập nhật các chứng từ phát sinh
– Các chứng từ phân hệ mua hàng
+ Phiếu nhập mua hàng: Hàng hóa vật tư, nguyên liệu
+ Phiếu nhập khẩu: Hàng hóa nhập khẩu
+ Phiếu nhập chi phí mua hàng: Phân bổ chi phí hàng hóa vào giá vốn của hàng hóa vật tư ( Chọn phiếu nhập mua, nhập khẩu liên quan phân bổ chi phí tập hợp vào)
+ Phiếu nhập mua xuất thẳng: Áp dụng cho Xây dựng, sản xuất đối với Nguyên vật liệu tập hợp dích danh theo công trình nào?
+ Phiếu xuất trả lại nhà cung cấp
+ Hóa đơn mua dịch vụ: Hạch toán các hóa đơn về dịch vụ có thanh toán qua ngân hàng.
– Các chứng từ phân hệ bán hàng
+ Hóa đơn bán hàng kiêm PXK: Bán hàng hóa, Thành phẩm theo dõi tồn kho
+ Hóa đơn bán hàng ( Dịch vụ): Bán dịch vụ cho khách.
+ Phiếu nhập hàng bán bị trả lại
– Các chứng từ phân hệ hàng tồn kho
+ Phiếu nhập kho nội bộ: Thông thường dùng để nhập kho sản xuất (loại phiếu 4), nhập kho khác.
+ Phiếu xuất kho nội bộ: Thông thường xuất kho sản xuất (loại phiếu 4), xuất kho khác.
+ Phiếu xuất chuyển kho: Chuyển đổi hàng giữa các kho trường hợp có nhiều kho.
– Các chứng từ về tiền
+ Phiếu thu và giấy báo có: Thu tiền khách hàng, các thu khác
+ Phiếu chi và giấy báo nợ: Chi tiền trả khách hàng, chi khác
– Phiếu khác
+ Phiếu kế toán: Phiếu hạch toán các chứng từ khác mà trên các phân hệ khác chưa thực hiện được
+ Khai báo bút toán kết chuyển cuối kỳ, Thao tác kết chuyển cuối kỳ.
– Cập nhật về TSCĐ và CCDC
+ Khai báo TSCĐ
+ Khai báo CCDC
5. Các thao tác cuối kỳ
– Tính và phân phân bổ khấu hao TSCĐ
– Tính và phân bổ CCDC
– Tính giá của hàng tồn kho
– Bút toán đánh giá chênh lệch ngoại tệ cuối kỳ
– Bút toán kết chuyển cuối kỳ
6. Tiện ích tự động kiểm tra báo cáo khi sai lệch
– Kiểm tra bảng CDPS không cân
– Kiểm tra trình tự nhập xuất kho
– Kiếm tra số cái khác sổ kho
– Kiểm tra bảng CĐKT không cân
– Tiện ích đánh số chứng từ tự động và in liên tục
– Sổ cái khác với sổ thuế
7. Trình tự xem và in của 01 báo cáo
8. Tùy chỉnh báo cáo
– Khai báo bảng CĐKT : Khai báo các chỉ tiêu trên bảng CĐKT
– Khai báo báo cáo kết quả kinh doanh : Khai báo các chỉ tiêu trên Báo cáo KQKD
B. Bài toán giá thành liên tục
I. Mô tả bài toán
1. Phạm vi áp dụng: Sản xuất hàng loạt phát sinh liên tục trong các kỳ
2. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí
a. Yếu tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Chi phí này khi phát sinh tập hợp trực tiếp ( Xác đinh đuợc rõ của PX nào và SP nào khi phát sinh)
– Cuối kỳ tính giá : Tập hợp vào giá thành cho sản phẩm đó
b. Yếu tố chi phí nhân công trực tiếp
– Chi phí nhân công trực tiếp tập hợp chung cho cả nhà máy
– Cuối kỳ tính giá phân bổ cho các sản phẩm thông qua chi phí NVLTT
c. Yếu tố chi phí sản xuất chung
– Chi phí nhân công trực tiếp tập hợp chung cho cả nhà máy
– Cuối kỳ tính giá phân bổ cho các sản phẩm thông qua chi phí NVLTT
d. Dở dang cuối kỳ và đầu kỳ : Không tính
II. Các trường sử dụng và khai báo
– Sử dụng trường ma_px làm đối tượng để tập hợp các chi phí liên quan đến chung cho cả nhà máy
– Sử dụng trường ma_sp để tập hợp chi phí NVLTT cho các sản phẩm
– Khai báo hiển thị các trường ma_sp, ma_px trên các chứng từ và trên TSCĐ, CCDC có liên quan
– Khai báo danh mục phân xưởng
– Khai báo danh mục phân nhóm YTCP
– Khai báo danh mục YTCP để tính giá thành
– Khai báo DMVT ( Thành phẩm)
III. Nhập liệu phát sinh liên quan đến các YTCP
– Nhập liệu liên quan đến số dư đầu kỳ ( DD ĐK : Số lượng, giá trị, yếu tố)
– Nhập liệu các phát sinh liên quan đến PN kho thành phẩm
– Nhập liệu các phát sinh liên quan đến chi phí NVLTT
– Nhập liệu các phát sinh liên quan đến chi phí NCTT
– Nhập liệu các phát sinh liên quan để chi phí SXC
– Cập nhật TSCĐ, CCDC cho việc tính giá thành
IV. Thao tác kiểm tra trước khi tính giá thành
– Tính giá của hàng tồn kho
– Kiểm tra trình tự nhập xuất và tồn kho của kho NVL, TP
– Kiểm tra việc hạch toán chi phí NVLTT ( Về đối tượng tập hợp chi phí)
– Kiểm tra việc hạch toán chi phí NCTT ( Về đối tượng tập hợp chi phí)
– Kiểm tra việc hạch toán chi phí SXC ( Về đối tượng tập hợp chi phí)
V. Các bước tính giá thành
– Cập nhật số lượng dở dang cuối kỳ ( Nếu có)
– Tính số lượng nhập kho trong kỳ
– Tập hợp và phân bổ chi phí chi tiết theo NVL
– Tập hợp và phân bổ chi phí theo hệ số
– Tính giá thành sản phẩm
– Cập nhất giá cho các PN thành phẩm
– Kết chuyển chi phi sang TK 154
VI. Báo cáo về giá thành
– Thẻ giá thành
– Báo cáo tổng hợp giá thành
C. Bài toán giá thành tập hợp chi phí theo vụ việc, công trình
I. Mô tả chung về bài toán
– Phạm vi áp dụng: Đối với công trình xây trình xây dựng, sản xuất theo dự án
– Kỳ áp dụng : Tháng, quý, năm
– Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí
+ Chi phí NVLTT : Chi phí này khi phát sinh tập hợp trực tiếp cho CT
+ Chi phí NCTT : Chi phí này khi phát sinh tập hợp trực tiếp cho CT
+ Chi phí sử dụng máy thi công : Chi phí này khi phát sinh tập hợp trực tiếp
+ Chi phí SXC: Chi phí này có 2 dạng ( Các phát sinh xác định được cho CT, các phát sinh chung cho tất cả các công trình) . Cuối kỳ sẽ phân bổ cho các CT thông qua chi phí NVLTT và NCTT
+ Chi phí thầu phụ : Chi phí này khi phát sinh tập hợp trực tiếp cho CT
II. Sử dụng DMVV và số dư đầu kỳ
– Các trường sử dụng : Sử dụng trường mã vụ việc làm danh mục công trình, hạng mục công trình
– Khai báo hiển thị trên các chừng từ
– Cập nhật số dư đầu kỳ của các công trình
– Cập nhật lũy kế phát sinh
III. Cập nhật các phát sinh liên quan đến giá thành CT
– Phát sinh liên quan đến chi phí NVLTT
– Phát sinh liên quan đến chi phí NCTT
– Phát sinh liên quan đến chi phí sử dụng máy TC
– Phát sinh liên quan đến chi phí SXC
– Phát sinh liên quan đến chi phí thầu phụ
– Khai báo bút toán kết chuyển ( Kết chuyển theo vụ việc)
– Khai báo bút toán phân bổ chi phí
IV. Thao các phân bổ kết chuyển xác định giá thành công trình
– Tính giá vốn hàng tồn kho
– Tình khấu hao và phân bổ khấu hao TSCĐ theo CT
– Tình khấu hao và phân bổ khấu hao CCDC theo CT
– Kết chuyển chi phí ( các khoản chi phí xác đinh theo CT ) để tính giá thành
– Phân bổ chi phí ( Các chi phí phát sinh chung cho các CT) để tính giá CT
V. Xác định giá vốn của công trình, doanh thu của công trình
– Xác đinh giá vốn từng phần
– Xác định gia vốn toàn phần
VI. Báo cáo giá thành công trình và mối quan hệ đối chiếu giữa các BC
– Bảng tổng hợp chi phí
– Bảng tính giá thành toàn bộ
– Bảng cân đối phát sinh TK 154
– …..
Bài viết trên là hướng dẫn cách để bắt đầu hạch toán trên phần mềm kế toán, mong trong bài này quý khách có thể hạch toán trên phần mềm của Maxv nhanh chóng.
![]() |
||
Tham khảo Phần mềm & Thông tin liên hệ Maxv |
||
– Phần mềm Kế toán
|
– Thông tin Liên hệ
+ Mail: Softmaxv@ gmail.com + Hotline: 0382 325 225 + Kinh doanh: 0862 325 225 |
– Thông tin khác
+ Đăng ký: Nhấn tại đây + Facebook: Trang chủ + Nghiệp vụ: 0987 667 405 |