Chúng ta biết rượu là chất cấm đối với trẻ nhỏ, cho nên việc kinh doanh rượu cũng phải đảm bảo giấy phép. Bài viết dưới đây là trả lời câu hỏi : Kinh doanh rượu công nghiệp có cần xin giấy phép không?
Kinh doanh rượu công nghiệp có cần xin giấy phép
Căn cứ Điều 4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 1 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý rượu như sau:

“Điều 4. Nguyên tắc quản lý rượu
1. Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định này.
2. Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép; thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện; hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.
3. Trong quá trình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy.
Trong quá trình bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thương nhân phải tuân thủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.”
Như vậy theo quy định trên thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép con.
>> Xem thêm: 13 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu với đơn vị kinh doanh thuốc
Nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh TM dạng mua đi bán lại thì khâu nào nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

Rượu, bia được coi là hàng hóa phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật Việt Nam. Theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì người có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là:
“Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt”.
Nếu mua rượu về bán lại thì sẽ không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà chỉ phải chịu thuế GTGT, còn thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất rượu phải đóng. Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ phải đóng một lần ở khâu sản xuất.
Như vậy:
+ Nhập khẩu rượu về bán => Chịu thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế GTGT
+ Sản xuất rượu => Chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế GTGT
+ Mua rượu về bán lại => Chịu thuế GTGT
PS: Uống hết chỗ rượu này say quá
>> Xem thêm: Kế toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh KQKD thương mại
![]() |
||
THAM KHẢO SẢN PHẨM PHẦN MỀM CÔNG TY MAXV |
||
Phần Mềm Kế toán |
Liên hệ Nhận tư vấn | Phần Mềm Bán Hàng |
+ Maxv Pro Vĩnh viễn (Offline)
… |
+ Đăng ký: Nhấn tại đây + Hotline: 0382 325 225 + Facebook: Trang chủ
|
+ Shop Maxv Pharmacy (Dược)
+ Shop Maxv VLXD (Vật liệu XD) + Mail: Softmaxv@gmail.com
|