Khi sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp thì hạch toán như thế nào?

bởi | Th5 24 | Tài chính - Kế toán | 0 Lời bình

Hạch toán khi sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp như thế nào? Cùng MaxV tham khảo bài viết dưới đây:

1. Khi hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp cần biết những gì?

* Theo Điều 45, 46 Luật kế toán 2015 quy định về ông việc kế toán trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập các đơn vị kế toán như sau:

– Đối với đơn vị kế toán bị hợp nhất, bị sáp nhập:

+ Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính.

+ Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao.

+ Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán hợp nhất.

– Đối với đơn vị kế toán hợp nhất, nhận sáp nhập:

+ Căn cứ vào biên bản bàn giao, mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.

+ Nhận, lưu trữ tài liệu kế toán của các đơn vị bị hợp nhất, bị sáp nhập.

+ Tổng hợp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành báo cáo tài chính của đơn vị kế toán hợp nhất.

* Lưu ý: Đơn vị bị sáp nhập ngoài việc lập báo cáo tài chính tại thời điểm sáp nhập còn phải quyết toán thuế với cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có quyết định sáp nhập đơn vị.

>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN XỬ LÝ 20 TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP VỀ THUẾ TNDN

2. Hạch toán một số nghiệp vụ tại đơn vị nhận sáp nhập

Cách hạch toán một số nghiệp vụ tại đơn vị nhận sáp nhập

– Theo quy định trên thì khi sáp nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhận sáp nhập vẫn tồn tại, chỉ có doanh nghiệp bị sáp nhập là không tồn tại. Do đó, doanh nghiệp nhận sáp nhập ghi sổ kế toán và trình bày trên Báo cáo tài chính theo nguyên tắc sau:

+ Đối với sổ kế toán phản ánh tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: Toàn bộ tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên sổ kế toán của đơn vị kế toán bị sáp nhập được ghi nhận là số phát sinh trong kỳ của đơn vị nhận sáp nhập. Số dư đầu kỳ của đơn vị kế toán nhận sáp nhập vẫn giữ nguyên.

+ Đối với Báo cáo tình hình tài chính: Toàn bộ tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của đơn vị kế toán bị sáp nhập chuyển sang được tổng hợp và trình bày trong cột “Số cuối năm” của đơn vị kế toán nhận sáp nhập. Số đầu năm của đơn vị kế toán nhận sáp nhập vẫn giữ nguyên.

+ Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Toàn bộ số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của đơn vị bị sáp nhập được ghi nhận vào cột “Kỳ này” và phải thuyết minh trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

– Nếu bên nhận sáp nhập thanh toán cho bên bị sáp nhập bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền, ghi:

Nợ TK 131, 138, 152, 153, 155, 156, 211, 213, 217 (Theo giá trị hợp lý của các tài sản đã mua)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (Chi tiết lợi thế thương mại, nếu có)

Có TK 331, 341, 342 (Theo giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu)

Có TK 111, 112, 121 (Số tiền hoặc các khoản tương đương tiền bên nhận sáp nhập đã thanh toán)

– Nếu việc sáp nhập doanh nghiệp được thực hiện bằng việc bên nhận sáp nhập phát hành cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 131, 138, 152, 153, 155, 156, 211, 213, 217 (Theo giá trị hợp lý của các tài sản đã mua)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (Chi tiết lợi thế thương mại, nếu có)

Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu)

Có TK 4111 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Theo mệnh giá)

Có TK 331, 341, 342 (Theo giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu)

Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá cổ phiếu)

+ Chi phí liên quan phát hành cổ phiếu thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần

Có TK 111, 112

+ Định kỳ, bên nhận sáp nhập phân bổ lợi thế thương mại vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 242 – Chi phí trả trước (Chi tiết lợi thế thương mại, nếu có)

>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN MUA HÀNG NHẬP KHO ĐÚNG HÓA ĐƠN

3. Hạch toán một số nghiệp vụ tại đơn vị mua lại

– Trường hợp bên mua nắm giữa trên 50% quyền biểu quyết

+ Nếu mua lại, hợp nhất bằng tiền, ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con

Có TK 111, 112

Có TK 121, 228, 223 (Chuyển các khoản đầu tư thành đầu tư vào công ty con)

+ Nếu mua lại, hợp nhất bằng trao đổi tài sản, hàng hóa, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 155, 156

Đồng thời phản ánh doanh thu bán hàng và ghi tăng khoản đầu tư vào Công ty con, ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào Công ty con

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng

Có TK 3331 – Thuế VAT phải nộp (Nếu có)

Hoặc, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ đem đi trao đổi)

Nợ TK 214 – Số khấu hao lũy kế của TSCĐ

Có TK 211 – Nguyên giá của TSCĐ

Đồng thời ghi tăng thu nhập khác và khoản đầu tư vào Công ty con do trao đổi TSCĐ, ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào Công ty con (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 – Thu nhập khác (Giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi)

Có TK 3331 – Thuế VAT phải nộp (Nếu có)

– Nếu mua lại, hợp nhất bằng cổ phiếu

+ Nếu giá phát hành lớn hơn mệnh giá tại ngày trao đổi cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào Công ty con (Theo giá trị hợp lý)

Có TK 4111 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Theo mệnh giá cổ phiếu)

Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá cổ phiếu)

+ Nếu giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá tại ngày trao đổi cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào Công ty con

Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu)

Có TK 4111 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Theo mệnh giá cổ phiếu)

Chi phí phát hành cổ phiếu thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần

Có TK 111, 112

– Trường hợp bên mua nắm giữa từ 20% đến 50% quyền biểu quyết, ghi:

Nợ TK 222 – Giá trị đầu tư vào Công ty liên kết

Có TK 111, 112

– Trường hợp bên mua nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết, ghi:

Nợ TK 121, 228 – Giá trị đầu tư tài chính ngắn và dài hạn

Có TK 111, 112

>> Xem thêm: TRƯỜNG HỢP TẠM ỨNG TRONG CÔNG TY XÂY DỰNG CẦN PHẢI BIẾT

— Sưu tầm Internet —

 

Banner Dùng thử phần mềm kế toán maxv miễn phí

THAM KHẢO SẢN PHẨM PHẦN MỀM CÔNG TY MAXV

Phần Mềm Kế toán

Liên hệ Nhận tư vấn Phần Mềm Bán Hàng
+ Maxv Pro Vĩnh viễn (Offline)

+ Maxv Online (Cho thuê)

+ Maxv Pharmacy (Dược phẩm)

+ Đăng ký: Nhấn tại đây

+ Hotline: 0382 325 225

+ Facebook: Trang chủ

 

+ Shop Maxv Pharmacy (Dược)

+ Shop Maxv VLXD (Vật liệu XD)

+ Mail: Softmaxv@ gmail.com

 

Thẻ Tag:

Bài viết gần đây

14 Vấn đề Cơ Quan Thuế thường yêu cầu Doanh nghiệp giải trình

14 Vấn đề Cơ Quan Thuế thường yêu cầu Doanh nghiệp giải trình

Những vấn đề mà doanh nghiệp thường bị cơ quan thuế yêu cầu giải trình là gì? Cùng Maxv tham khảo 14 vấn đề trong bài viết dưới đây nhé. 1.Giải trình doanh thu: Cùng 1 mặt hàng trong cùng 1 khoảng thời gian giá bán khác nhau, đặc biệt giá bán cho Doanh nghiệp thì cao...

Kê khai bổ sung thuế GTGT thì cần chú ý những điều gì?

Kê khai bổ sung thuế GTGT thì cần chú ý những điều gì?

Các bạn hỏi Kê khai bổ sung thuế GTGT thì cần chú ý những điều gì? Thì tham khảo bài viết dưới đây nhé. 1. Phát sinh nộp thừa số thuế gtgt. => Số nộp thừa này ko được ghi vào 38 của Kỳ hiện tại. MÀ THEO DÕI EXCEL ĐỂ TRỪ VÀO SỐ THUẾ GTGT PHẢI NỘP CỦA KỲ HIỆN TẠI (KỲ...

Popup Phần mềm kế toán hộ kinh doanh Maxv-01

DANH MỤC TIN TỨC

BÀI VIẾT GẦN NHẤT

14 Vấn đề Cơ Quan Thuế thường yêu cầu Doanh nghiệp giải trình

14 Vấn đề Cơ Quan Thuế thường yêu cầu Doanh nghiệp giải trình

Những vấn đề mà doanh nghiệp thường bị cơ quan thuế yêu cầu giải trình là gì? Cùng Maxv tham khảo 14 vấn đề trong bài viết dưới đây nhé. 1.Giải trình doanh thu: Cùng 1 mặt hàng trong cùng 1 khoảng thời gian giá bán khác nhau, đặc biệt giá bán cho Doanh nghiệp thì cao...

Kê khai bổ sung thuế GTGT thì cần chú ý những điều gì?

Kê khai bổ sung thuế GTGT thì cần chú ý những điều gì?

Các bạn hỏi Kê khai bổ sung thuế GTGT thì cần chú ý những điều gì? Thì tham khảo bài viết dưới đây nhé. 1. Phát sinh nộp thừa số thuế gtgt. => Số nộp thừa này ko được ghi vào 38 của Kỳ hiện tại. MÀ THEO DÕI EXCEL ĐỂ TRỪ VÀO SỐ THUẾ GTGT PHẢI NỘP CỦA KỲ HIỆN TẠI (KỲ...

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2025

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2025

MAXV THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2025 “Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba” Maxv Việt Nam xin thông báo đến Quý khách hàng và Quý đối tác lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch) như sau: Thời gian nghỉ: Thứ Hai, ngày...

06 Lưu ý khi khai quyết toán thuế TNDN năm 2024

06 Lưu ý khi khai quyết toán thuế TNDN năm 2024

Khai quyết toán thuế TNDN năm 2024 cần lưu ý gì? Một số điểm doanh nghiệp cần phải lưu ý khi kê khai quyết toán thuế TNDN năm 2024: - Các doanh nghiệp áp dụng năm tài chính từ 1/1/2024 đến 31/12/2024 thì thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2024 chậm nhất...

08 Lưu ý khi nộp quyết toán thuế TNCN năm 2024

08 Lưu ý khi nộp quyết toán thuế TNCN năm 2024

Nộp quyết toán thuế TNCN năm 2024 cần lưu ý những điểm gì? Doanh nghiệp, cá nhân khi khai nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2024 cần chú ý một số điểm sau đây: - Hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2024 chậm nhất là ngày 31/3/2025 (đối với doanh nghiệp) và chậm...

Floating Button Floating Button
Phần mềm Maxv Accounting
Laptop Phần mềm kế toán Maxv Accounting
Đăng ký Trải nghiệm