Bài viết dưới đây: “Chi tiết hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương”. Mời bạn đọc tham khảo để hiểu hơn về hạch toán tiền lương.
Maxv xin chia sẻ cách hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và bảo hiểm, cụ thể như sau:
– Các khoản này bao gồm: Các khoản trích theo lương, cách hạch toán tạm ứng lương, cách hạch toán thuế TNCN của nhân viên, cách hạch toán tiền chế độ thai sản,…. theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC.
– Nhiệm vụ của kế toán tiền lương: Hạch toán đúng và đủ chi phí tiền lương theo từng tháng (Gồm tiền lương, tiền phép năm, tiền thưởng, tiền quà,…). vào đúng từng bộ phận có liên quan (Chi phí tiền lương của nhân công trực tiếp: TK 622; Chi phí tiền lương của sản xuất chung: TK 627; Chi phí tiền lương của bộ phận bán hàng: TK 641; Chi phí tiền lương của bộ phận quản lý: TK 642) và đồng thời trích các khoản chi phí BHXH, BHYT, BHTN theo lương.
– Kiểm tra sự có thực của nhân sự nhân lương cũng như kiểm tra lại cách tính toán lương của phòng nhân sự.
– Tính toán thuế TNCN đúng đủ và phù hợp theo quy định của pháp luật về thuế TNCN khi tính toán tiền lương.
– Hoàn thiện bộ hồ sơ chứng từ của tiền lương để đủ cơ sở chắc chắn tính vào chi phí hợp lý khi Quyết toán thuế TNDN.
1. Khi tính tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả
– Các phải xác định chi tiết là tiền lương đó trả cho bộ phận nào và Doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hay Thông tư 133/2016/TT-BTC để hạch toán cho chính xác.

Ví dụ: Chi tiền lương cho nhân viên bán hàng (Doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC thì hạch toán vào: Nợ TK 6421), cụ thể như sau:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Thông tư 133/2016/TT-BTC)
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dỡ dang
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (TK 6231) (Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (TK 6271) (Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (TK 6411) (Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng (Thông tư 133/2016/TT-BTC)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý Doanh nghiệp (TK 6421) (Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý Doanh nghiệp (Thông tư 133/2016/TT-BTC)
Có TK 334 – Phải trả người lao động (TK3341, 3348).
>> Xem thêm: Những sai sót cần tránh khi làm kế toán lương phải biết
2. Hạch toán các khoản Bảo hiểm trích theo lương

2.1. Khi tính trích các khoản Bảo hiểm, kinh phí công đoàn (KPCĐ) trừ vào chi phí của Doanh nghiệp, ghi:
* Phải chi tiết theo từng bộ phận (Ví dụ: Bộ phận bán hàng, Bộ phận quản lý,…)
Nợ TK 154, 241, 622, 623, 627, 641, 642,…: Tiền lương tham gia BHXH x 23,5%
Có TK 3383 (BHXH): Tiền lương tham gia BHXH x 17,5%
Có TK 3384 (BHYT): Tiền lương tham gia BHXH x 3%
Có TK 3386 (Hoặc TK 3385) (BHTN): Tiền lương tham gia BHXH x 1%
Có TK 3382 (KPCĐ): Tiền lương tham gia BHXH x 2%
* Chú ý: BHTN
– Nếu theo Thông tư 200/2014/TT-BTC là: TK 3386
– Nếu theo Thông tư 133/2016/TT-BTC là: TK 3385
2.2. Trích khoản Bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên, ghi:
Nợ TK 334: Tiền lương tham gia BHXH x 10,5%
Có TK 3383: Tiền lương tham gia BHXH x 8%
Có TK 3384: Tiền lương tham gia BHXH x 1,5%
Có TK 3386 (Hoặc TK 3385): Tiền lương tham gia BHXH x 1%
2.3. Khi nộp tiền bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 3383: Số tiền đã trích BHXH (Tiền lương tham gia BHXH x 25,5%)
Nợ TK 3384: Số tiền đã trích BHYT (Tiền lương tham gia BHXH x 4,5%)
Nợ TK 3386 (Hoặc TK 3385): Số tiền đã trích BHTN (Tiền lương tham gia BHXH x 2%)
Nợ TK 3382: Số tiền đóng kinh phí công đoàn (Tiền lương tham gia BHXH x 2%)
Có TK 1111, 1121: Tổng phải nộp (Tiền lương tham gia BHXH x 34%)
* Cụ thể:
– Nộp cho bên Cơ quan Bảo hiểm là: 32%
– Nộp cho bên Liên đào lao động Quận, huyện: 2%
>> Xem thêm: CHI PHÍ LƯƠNG HỢP LÝ BAO GỒM NHỮNG LOẠI HỒ SƠ GÌ?
3. Tính thuế TNCN phải nộp (Nếu có)
3.1. Khi trừ số thuế TNCN phải nộp vào lương của nhân viên, ghi:
Nợ TK 334: Tổng số thuế TNCN khấu trừ
Có TK 3335: Thuế TNCN
3.2. Khi nộp tiền thuế TNCN, ghi:
Nợ TK 3335: Số Thuế TNCN phải nộp
Có TK 1111, 1121
4. Khi trả lương (Hoặc nhân viên ứng trước tiền lương):
Khi thanh toán tiền lương hoặc nhân viên ứng trước tiền lương, ghi:
Nợ TK 334: Phải trả người lao động
Có TK 111, 112: Số tiền trả
* Lưu ý: Dựa vào Bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi lương để hạch toán khi trả lương.
5. Trường hợp trả lương bằng sản phẩm, hàng hóa:
– Nếu sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (TK 3341, 3348)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (TK 33311)
Có TK 5118 – Doanh thu khác (Giá bán chưa có thuế GTGT)
– Nếu không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (TK 3341, 3348)
Có TK 5118 – Doanh thu khác (Giá thanh toán)
6. Khi tính tiền thưởng phải trả bằng quỹ khen thưởng
– Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Có TK 334 – Phải trả người lao động
– Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có các TK 111, 112,…
7. Khi tính tiền BHXH (Ốm đau, thai sản, tai nạn,…) phải trả cho nhân viên:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (TK 3383)
Có TK 334 – Phải trả người lao động (TK 3341)
* Khi nhận được tiền của Cơ quan BHXH trả cho Doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 3383
* Khi trả tiền chế độ BHXH cho nhân viên (Thai sản, ốm đau, tai nạn,…), ghi:
Nợ TK: 334
Có TK 111, 112
* Lưu ý: Điều kiện để đưa chi phí tiền lương vào chi phí hợp lý, những giấy tờ, thủ tục cần thiết. Chứng từ sử dụng gồm:
– Bảng chấm công;
– Bảng thống kê khối lượng sản phẩm;
– Đơn giá tiền lương theo sản phẩm;
– Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc
– Hợp đồng giao khoán;
– Danh sách người lao động theo nhóm lao động thời vụ;
– Bảng lương đã phê duyệt;
– Phiếu chi/UNC trả lương;
– Phiếu lương từng cá nhân;
– Bảng tính thuế TNCN;
– Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN.
– Các quyết định lương, tăng lương, quyết định thôi việc, chấm dứt hợp đồng, thanh lý hợp đồng;
– Các hồ sơ giấy tờ khác có liên quan.
>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN PHÂN BỔ TIỀN PHỤ CẤP HỢP LÝ ĐỂ GIẢM NGHĨA VỤ ĐÓNG BHXH
— Sưu tầm: Intertnet–
![]() |
||
THAM KHẢO SẢN PHẨM PHẦN MỀM CÔNG TY MAXV |
||
Phần Mềm Kế toán |
Liên hệ Nhận tư vấn | Phần Mềm Bán Hàng |
+ Maxv Pro Vĩnh viễn (Offline)
… |
+ Đăng ký: Nhấn tại đây + Hotline: 0382 325 225 + Facebook: Trang chủ
|
+ Shop Maxv Pharmacy (Dược)
+ Shop Maxv VLXD (Vật liệu XD) + Mail: Softmaxv@gmail.com
|