Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
I. Các loại báo cáo tài chính cơ bản
1. Tình trạng tài chính – Bảng cân đối kế toán
- Tài sản
- Nợ phải trả
- Vốn chủ sở hữu
2. Tình hình hoạt động – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Thu nhập
- Chi phí
- Kết quả hoạt động
3. Luồng tiền – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Luồng tiền vào
- Luồng tiền ra
- Luồng tiền thuần
4. Thuyết minh báo cáo tài chính
>> Xem thêm: Đầy đủ và cụ thể nhất – Trong bộ Báo cáo tài chính gồm những gì?
II. Các yếu tố cơ bản của BCTC
1. Tài sản
– Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
– Ghi nhận tài sản:
+ Tài sản được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi doanh nghiệp có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy.
+ Tài sản không được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi các chi phí bỏ ra không chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì các chi phí đó được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.
– Các loại tài sản:
+ Tài sản ngắn hạn: Tiền, Các khoản đầu tư, Các khoản phải thu, Hàng tồn kho…
+ Tài sản dài hạn: Phải thu dài hạn, Tài sản cố định, Đầu tư dài hạn.
2. Nợ phải trả
– Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị kế toán phát sinh từ các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã xảy ra mà đơn vị kế toán có nghĩa vụ phải thanh toán bằng các nguồn lực của mình.
– Ghi nhận nợ phải trả: Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.
– Các loại nợ phải trả:
+ Nợ phải trả ngắn hạn: Vay, Thuế, Phải trả người bán ngắn hạn, Phải trả người lao động, Dự phòng phải trả.
+ Nợ phải trả dài hạn: Vay dài hạn, Phải trả người bán dài hạn, Thuế TN hoãn lại phải trả.
3. Vốn chủ sở hữu
– Vốn chủ sở hữu là loại nguồn vốn thuộc sở hữu của đơn vị kế toán, đơn vị có quyền sử dụng lâu dài trong suốt thời gian hoạt động của đơn vị. Gồm: Vốn đầu tư, các quỹ, lợi nhuận giữ lại.
Tài sản – Nợ phải trả = Vốn chủ sở hữu
– Phân biệt giữa Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu?
+ Đều là nguồn vốn của đơn vị kế toán.
+ Hai điểm nổi bật khác biệt, đó là quyền lợi pháp lý của chủ nguồn vốn và bản chất kinh tế của hai loại chủ nguồn vốn này.
4. Thu nhập
– Thu nhập là tổng giá trị các lợi ích kinh tế đơn vị kế toán thu được trong kỳ kế toán, được thực hiện từ các hoạt động kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của đơn vị kế toán, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản vốn góp của chủ sở hữu đơn vị kế toán.
– Ghi nhận doanh thu và thu nhập khác: Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.
– Phân loại thu nhập:
+ Thu nhập thông thường (Doanh thu): Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Doanh thu tài chính.
+ Thu nhập khác.
5. Chi phí
– Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho chủ sở hữu.
– Ghi nhận chi phí
+ Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy.
+ Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
+ Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ.
+ Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau.
– Phân loại chi phí:
+ Chi phí thông thường: Giá vốn hàng bán ra, Chi phí tài chính, Chi phí quản lý chung.
+ Chi phí khác.
>> Xem thêm: Kiểm soát Số liệu trên Bảng cân đối phát sinh trước khi lên BCTC
Nguồn sưu tầm
![]() |
||
THAM KHẢO SẢN PHẨM PHẦN MỀM CÔNG TY MAXV |
||
Phần Mềm Kế toán |
Liên hệ Nhận tư vấn | Phần Mềm Bán Hàng |
+ Maxv Pro Vĩnh viễn (Offline)
… |
+ Đăng ký: Nhấn tại đây + Hotline: 0382 325 225 + Facebook: Trang chủ
|
+ Shop Maxv Pharmacy (Dược)
+ Shop Maxv VLXD (Vật liệu XD) + Mail: Softmaxv@ gmail.com
|