05 Công đoạn phân tích Báo cáo kết quả Kinh doanh đơn giản dễ hiểu nhất

bởi | Th5 23 | Quản lý doanh nghiệp | 0 Lời bình

Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu các chỉ tiêu phân tích trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo KQKD là báo cáo tổng kết doanh thu, chi phí hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (quý hoặc năm tài chính). Báo cáo KQKD chia hoạt động của doanh nghiệp thành 3 mảng: Hoạt động kinh doanh chính (hoạt động cốt lõi), Hoạt động tài chính và Hoạt động khác. Công thức chung kết quả kinh doanh: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

1. Hoạt động kinh doanh chính

Bao gồm các mục sau:

  • Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đây là doanh thu từ hoạt động kinh doanh “chính” của doanh nghiệp (sau khi trừ các Khoản giảm trừ doanh thu). Thông thường, đây là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu.
  • Giá vốn hàng bán: Thể hiện tất cả chi phí để làm ra hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp.
  • Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần BH, CCDV – Giá vốn hàng bán
  • Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN).

Chỉ số biên độ lợi nhuận gộp:

Biên độ lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần từ bán hàng(BH) và cung cấp dịch vụ (CCDV)

Chỉ số này cho biết tỷ suất lợi nhuận thu được từ bán hàng và CCDV của doanh nghiệp là bao nhiêu? Hệ số này duy trì ổn định và ở mức cao là điểm rất tốt chứng tỏ lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: 11 Vai trò quan trọng của Người quản lý (manager) trong Doanh nghiệp

2.  Hoạt động tài chính

Bao gồm các mục:

  • Doanh thu tài chính: có từ các nguồn như: lãi tiền gửi, lãi từ nhận đầu tư, lãi chênh lệch tỷ giá…
  • Chi phí tài chính: gồm có chi phí lãi vay, lỗ chênh lệch tỷ giá, dự phòng các khoản đầu tư tài chính,… phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận thuần + Doanh thu TC – Chi phí TC – Chi phí BH, QLDN

3. Hoạt động khác

Tất cả các hoạt động không nằm trong hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính thì sẽ nằm hết ở đây. Thông thường, hoạt động này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động này bao gồm các mục:

  • Thu nhập khác: có nguồn từ lãi thanh lý, nhượng bán tài sản hay được bồi thường hợp đồng…
  • Chi phí khác: Trái ngược với thu nhập khác, chi phí khác sẽ có nguồn từ lỗ thanh lý, nhượng bán tài sản, phải bồi thường vi phạm hợp đồng…
  • Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

>> Xem thêm: 25 RỦI RO TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN, CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH

4. Lợi nhuận

Tổng hợp lợi nhuận từ những nguồn trên, chúng ta sẽ có được Lợi nhuận trước thuế:

Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác (trừ) khoản Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nộp cho nhà nước, ta sẽ được Lợi nhuận sau thuế.

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN

Đây là khoản lợi nhuận thuộc sở hữu của doanh nghiệp và cổ đông.

5. Các đọc báo cáo kết quả kinh doanh

Chúng ta cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Tách riêng doanh thu và chi phí.
  • Bước 2: Tính toán tỷ trọng của từng doanh thu trong Tổng doanh thu, tỷ trọng từng chi phí trong Tổng chi phí, và sự thay đổi của chúng so với cùng kỳ.
  • Bước 3: Quan sát sự thay đổi.

Đối với báo cáo kết quả kinh doanh chúng ta cần so sánh số liệu của từng thời kỳ với nhau: thường chúng ta sẽ so sánh số liệu kinh doanh của năm này so với năm trước; hoặc kỳ này năm nay so với cùng kỳ năm trước; hoặc so sánh doanh thu tháng này so với tháng trước.

Đọc báo cáo kết quả kinh doanh bằng những yếu tố nào

5.1. Biên độ lợi nhuận gộp (Tỷ suất lợi nhuận gộp – Gross Margin)

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán) / Doanh thu Một doanh nghiệp có một lợi thế cạnh tranh lớn và có 1 bộ máy hiệu quả thì sẽ duy trì biên lợi nhuận ở mức cao trong nhiều năm liền. Lợi thế cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp có thể duy trì mức giá cao so với giá vốn vì khi có lợi thế cạnh tranh, việc doanh nghiệp tăng giá sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến nhu cầu mua của khách hàng.

  • Nếu Biên lợi nhuận gộp lớn hơn 30%, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững dài hạn
  • Nếu Biên lợi nhuận gộp nhỏ hơn 30%, sự cạnh tranh đến từ đối thủ khác có thể bào mòn biên lợi nhuận của doanh nghiệp
  • Nếu Biên lợi nhuận gộp nhỏ hơn 10%, khả năng cao doanh nghiệp không có lợi thế cạnh tranh nào

5.2. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên lợi nhuận gộp

Tỷ lệ này cần nhất quán và ổn định thì doanh nghiệp mới có lợi thế cạnh tranh khi quản lý chi phí tốt. Doanh nghiệp sẽ mất lợi thế cạnh tranh nếu tỷ lệ này biến động cao qua nhiều năm.

  • Nếu tỷ lệ chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp / lợi nhuận gộp nhỏ hơn 30%, đây là một doanh nghiệp quản lý chi phí tốt.
  • Nếu tỷ lệ này cao hơn 70%, doanh nghiệp đang kinh doanh trong 1 ngành nghề rất cạnh tranh và gần như không có 1 lợi thế cạnh tranh gì đặc biệt.

>> Xem thêm: TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HÃY CHÚ Ý NHỮNG NỘI DUNG GÌ?

5.3. Chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D)

Đối với báo cáo kết quả kinh doanh của Việt Nam thì không tách riêng khoản chi phí này. Tuy nhiên các doanh nghiệp tốt đều công bố chi phí này và tỷ lệ chi phí R&D/ doanh thu Nếu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ các bằng sáng chế hoặc từ công nghệ mới đến một thời điểm nào đó nó sẽ bị sao chép. Vì vậy so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành thì những doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí R&D/doanh thu thấp tương đối và duy trì ổn định là lợi thế.

5.4. Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu (ROS)

Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu = (Lợi nhuận ròng / Doanh thu ) x 100 Cần đánh giá xu hướng tỷ lệ này duy trình tăng trưởng ổn định, đồng nhất của doanh nghiệp qua nhiều năm.

  • Nếu doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận ròng/doanh thu duy trì ở mức cao (trên 15%) trong nhiều năm thì đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đang được hưởng lợi từ 1 lợi thế cạnh tranh dài hạn nào đó.
  • Nếu tỷ lệ này thấp hơn 10% thì khả năng cao doanh nghiệp kinh doanh đang ở trong 1 ngành nghề có sự cạnh tranh khốc liệt và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là rất thấp (hoặc không có).

Xem thêm: Quy định và Hạch toán tiền ăn trưa ăn giữa ca của người lao động

——

DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN & BÁN HÀNG MAXV

**Phần mềm Kế toán tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác.

**Phần mềm Bán hàng quản lý hàng hóa hiệu quả

CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM MAXV VIỆT NAM

Hotline: 0382 325 225  — Tư vấn: 0862 325 225

Email: Softmaxv@gmail.com || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Bán Hàng Maxv

Thẻ Tag:

Bài viết gần đây

Giáo viên dạy thêm đăng ký HKD cần chuẩn bị những gì?

Giáo viên dạy thêm đăng ký HKD cần chuẩn bị những gì?

Giáo viên muốn dạy thêm sau thông tin mới của bộ bạn ra thì cần làm hay đăng ký những gì? Dưới đây là bài Hướng dẫn đăng ký HKD dành cho giáo viên dạy thêm Trình tự chi tiết đăng ký Hộ kinh doanh cá thể để hoạt động dạy thêm: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh...

Tạm ngừng hoạt động Kinh doanh DN cần làm gì?

Tạm ngừng hoạt động Kinh doanh DN cần làm gì?

Tạm ngừng hoạt động Kinh doanh doanh nghiệp cần làm gì? Cùng Maxv tham khảo bài viết dưới đây nhé Doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động kinh doanh 1. Doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì không được phép thực hiện bất kỳ một giao dịch mua bán hàng hóa, cung...

Popup Phần mềm kế toán hộ kinh doanh Maxv-01

DANH MỤC TIN TỨC

BÀI VIẾT GẦN NHẤT

14 Vấn đề Cơ Quan Thuế thường yêu cầu Doanh nghiệp giải trình

14 Vấn đề Cơ Quan Thuế thường yêu cầu Doanh nghiệp giải trình

Những vấn đề mà doanh nghiệp thường bị cơ quan thuế yêu cầu giải trình là gì? Cùng Maxv tham khảo 14 vấn đề trong bài viết dưới đây nhé. 1.Giải trình doanh thu: Cùng 1 mặt hàng trong cùng 1 khoảng thời gian giá bán khác nhau, đặc biệt giá bán cho Doanh nghiệp thì cao...

Kê khai bổ sung thuế GTGT thì cần chú ý những điều gì?

Kê khai bổ sung thuế GTGT thì cần chú ý những điều gì?

Các bạn hỏi Kê khai bổ sung thuế GTGT thì cần chú ý những điều gì? Thì tham khảo bài viết dưới đây nhé. 1. Phát sinh nộp thừa số thuế gtgt. => Số nộp thừa này ko được ghi vào 38 của Kỳ hiện tại. MÀ THEO DÕI EXCEL ĐỂ TRỪ VÀO SỐ THUẾ GTGT PHẢI NỘP CỦA KỲ HIỆN TẠI (KỲ...

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2025

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2025

MAXV THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2025 “Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba” Maxv Việt Nam xin thông báo đến Quý khách hàng và Quý đối tác lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch) như sau: Thời gian nghỉ: Thứ Hai, ngày...

06 Lưu ý khi khai quyết toán thuế TNDN năm 2024

06 Lưu ý khi khai quyết toán thuế TNDN năm 2024

Khai quyết toán thuế TNDN năm 2024 cần lưu ý gì? Một số điểm doanh nghiệp cần phải lưu ý khi kê khai quyết toán thuế TNDN năm 2024: - Các doanh nghiệp áp dụng năm tài chính từ 1/1/2024 đến 31/12/2024 thì thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2024 chậm nhất...

08 Lưu ý khi nộp quyết toán thuế TNCN năm 2024

08 Lưu ý khi nộp quyết toán thuế TNCN năm 2024

Nộp quyết toán thuế TNCN năm 2024 cần lưu ý những điểm gì? Doanh nghiệp, cá nhân khi khai nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2024 cần chú ý một số điểm sau đây: - Hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2024 chậm nhất là ngày 31/3/2025 (đối với doanh nghiệp) và chậm...

Floating Button Floating Button
Phần mềm Maxv Accounting
Laptop Phần mềm kế toán Maxv Accounting
Đăng ký Trải nghiệm