Trong bài viết: “TRƯỜNG HỢP TẠM ỨNG TRONG CÔNG TY XÂY DỰNG CẦN PHẢI BIẾT”. Mời bạn đọc tham khảo
– Doanh nghiệp sau khi ký hợp đồng thường Tạm ứng hợp đồng có phải xuất hóa đơn hay không?
– Có ghi nhận thuế GTGT và doanh thu hay không?
– Ghi nhận doanh thu ra sao?
– Ghi nhận chi phí giá vốn như thế nào?
– Và các vấn đề liên quan khác….
Trường hợp tạm ứng trong công ty xây dựng

Tạm ứng công ty xây dựng
>> Xem thêm: CÁCH HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN THIỆT HẠI TRONG XÂY DỰNG, XÂY LẮP
+++ Một: Vận dụng theo luật thuế GTGT, TNDN, Hóa đơn
Cần phân biệt giữa tạm ứng sau khi ký hợp đồng rùi xuất hóa đơn hay là nghiệm thu thanh toán từng giai đoạn
+ Nên cần phân biệt tạm ứng với thanh toán giai đoạn?
+ Nếu là tạm ứng thì chưa đủ cơ sở ghi nhận doanh thu và tạm ứng không phải xuất hóa đơn
***Căn cứ
1. Khoản 5 Điều 8 Chương II Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013
2. Điểm a Khoản 2 Điều 16 Chương III Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014
3. Thông tư 96/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC
***Như vậy:
– Về nguyên tắc: Công ty không phải xuất hoá đơn GTGT, không phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế TNDN đối với khoản tiền tạm ứng của khách hàng cho Công ty ngay sau khi ký hợp đồng thi công xây lắp vì chưa có công trình. hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Mặt khác khoản tiền tạm ứng này:
+ Không được ghi nhận là doanh thu bán hàng hoá vì chưa thoả mãn 5 (năm) điều kiện để xác định doanh thu bán hàng hoá.
+ Và cũng không được hạch toán vào TK 3387 – Doanh thu nhận trước – vì theo phần giải thích nội dung TK 3387 thì: “… Không hạch toán vào tài khoản này số tiền nhận trước của người mua mà đơn vị chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.”
+++Tuy nhiên:
Do thực tế Công ty đã xuất hoá đơn GTGT đối với khoản tiền tạm ứng của khách hàng sau khi ký hợp đồng thì có thể xử lý như sau:
+ Hoặc Công ty cùng khách hàng (chủ đầu tư) lập biên bản thu hồi hoá đơn vì đây là trường hợp hoá đơn xuất không đúng quy định, biên bản phải có đủ chữ ký xác nhận và dấu của cả hai bên. Sau khi thu hồi hoá đơn thì gạch chéo để huỷ bỏ và phải lưu đầy đủ các liên của số hoá đơn thu hồi. Cả Công ty và khách hàng (chủ đầu tư) phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoá đơn huỷ bỏ này.
+ Trường hợp Công ty không thu hồi lại được hoá đơn thì Công ty có thể hạch toán vào TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và đề nghị Công ty kê khai nộp thuế GTGT, nộp thuế TNDN trên khoản tiền tạm ứng đã nhận này. Khi công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành bàn giao, nếu quyết toán có chênh lệch thì Công ty phải xuất hoá đơn bổ sung và kê khai nộp bổ sung thuế GTGT, thuế TNDN của công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành.
= > Như vậy: thuế GTGT, TNDN tạm nộp trên khoản tiền tạm ứng đã nhận và xuất hoá đơn bổ sung và kê khai nộp bổ sung thuế GTGT, thuế TNDN của công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành.
>> Xem thêm: Khi quyết toán thuế tại công ty xây dựng thường gặp những lỗi nào?
*** Chi tiết tại: Công văn số 3178 TCT/NV6 ngày 01/09/2003 của Tổng cục Thuế về việc hạch toán tiền ứng trước.
+++ Hai: tập hợp chi phí giá vốn theo thời độ thế
++Trường hợp 01:
– Nếu thời gian nhận tiền cách xa ngày hợp đồng mà yếu tố NVL đầu vào, nhân công, máy móc, và sản xuất chung… đầy đủ thì tiến hành xuất dùng và phân bổ kịp thời
– Lập biên bản nghiệm thu giai đoạn bổ sung
– Hồ sơ thanh toán đầy đủ
= > Với cách này thì thời gian nhận được tiền và thời gian trên hợp đồng cách khoảng phù hợp hoặc nhờ được chủ đầu tư ký lùi ngày trên Hợp Đồng lại theo thoản thuận phù hợp hai bên thì kết hợp yếu tố đầu vào tập hợp giá thành đầy đủ thì có thể cứu vãn tình thế.
*Ghi chú: cách này không khả thi vì chủ đầu tư sẽ không chịu hợp tác
++Trường hợp 02: Trích trước chi phí giá vốn
– Nếu chỉ mới ký hợp đồng xong mà đã xuất hóa đơn thì vô phương cứu chữa đành dùng cách bớt củi đấy nồi vậy
– Trích trước chi phí giá vốn: Nợ TK 632/ có TK 335
– Tổng hợp và xuất dùng các yếu tố đầu vào NVL, NC, SXC, MTC trong khoảng thời gian sau đó trong năm tài chính: Nợ TK 154/ Có TK 621,622,623,627 (chú ý phải trong năm tài chính thì mới cứu vãn được thuế TNDN)
– Sau khoảng thời gian nhất định khi hai bên thi công công trình đã hòm hòm kha khá thì lập biên bản nghiệm thu giai đoạn và hồ sơ thanh toán nhờ bên chủ đầu tư ký tá xác nhận
– Kết chuyển chi phi trích trước vào giá thành:
+ Phần tổng hợp theo thực tế: Nợ Tk 335/ có TK 154
+ Phần sử dụng không hết: Nợ TK 335/ có TK 632
*Ghi chú: cách này tỉ lệ bóc chi phí giá vốn khá cao nên thận trọng khi vận dụng
+++Trường hợp 03: ghi nhận sổ sách kế toán bình thường và điều chỉnh vào quyết toán thuế TNDN năm 03/TNDN
– Về sổ sách kế toán: Ghi nhận doanh thu và thuế GTGT trên sổ sách như bình thường: Nợ TK 131/ Có TK 511,33311
***Căn cứ: Điều 79 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính thay thế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, Thông tư 244/2009/TT-BTC.
1/Nguyên tắc kế toán: Khoản tạm ứng chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN khi đã xuất hóa đơn cho khoản tạm ứng sau khi ký hợp đồng đồng thi công (Chưa đủ điều kiện ghi nhận khi: chưa có Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành và nghiệm thu công trình kể cả giai đoạn theo tiến độ thi công)
– Về Thuế TNDN: *Căn cứ: Thông tư 96/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau
– Về nguyên tắc: Công ty không phải xuất hoá đơn GTGT, không phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế TNDN đối với khoản tiền tạm ứng của khách hàng cho Công ty ngay sau khi ký hợp đồng thi công xây lắp vì chưa có nghiệm thu công trình hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Mặt khác khoản tiền tạm ứng này:
+ Không được ghi nhận là doanh thu bán hàng hoá vì chưa thoả mãn 5 (năm) điều kiện để xác định doanh thu bán hàng hoá.
+++ Như vậy: khi quyết toán thuế TNDN năm 03/TNDN
– Chỉ tiêu [B9] – Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước: Trường hợp cơ sở kinh doanh bán hàng và đã xuất hoá đơn trong năm trước nhưng giao hàng trong năm sau.
– Theo chuẩn mực kế toán về doanh thu, cơ sở kinh doanh chỉ ghi nhận doanh thu khi khoản doanh thu đó đã được xác định tương đối chắc chắn.
– Tuy nhiên, về doanh thu để xác định thuế TNDN, khi doanh nghiệp đã lập hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ thì khoản doanh thu này phải được đưa vào để tính thu nhập chịu thuế.
– Như vậy, đến năm sau khi doanh nghiệp đã giao hàng và đủ điều kiện ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán thì khoản doanh thu bán hàng này mới được ghi nhận doanh thu trên sổ sách kế toán. Tuy nhiên do đã được đưa vào thu nhập chịu thuế của năm trước nên khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN cho năm nay, cơ sở kinh doanh phải điều chỉnh giảm doanh thu chịu thuế một khoản tương ứng. (Điều chỉnh giảm chi phí được thực hiện tại chỉ tiêu [B3] ).
+++ Theo đó:
+Tạ năm Xuất hóa đơn:
– Doanh thu được ghi nhận trên sổ sách kế toán vẫn ghi nhận doanh thu vào TK 511, phần chi phí giá vốn 632 chưa phát sinh nên chưa ghi nhận = 0
– Về tờ khai quyết toán năm ghi phần doanh thu đã xuất vào chỉ tiêu [B9] phần doanh thu xuất tạm ứng công trình = > Chỉ tiêu [B13] thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giảm
– Tạm sẽ có sự chênh lệch DOANH THU ở phụ lục kết quả kinh doanh: 03-1A/TNDN
+Tạ năm hoàn thành công trình:
– Tập hợp chi phí tính giá thành công trình đầy đủ : Tổng hợp và xuất dùng các yếu tố đầu vào NVL, NC, SXC, MTC trong khoảng thời gian thi công: Nợ TK 154/ Có TK 621,622,623,627 = > ghi nhận kết chuyển giá vốn như bình thường: Nợ TK 632/ có TK 154
– Doanh thu đã được ghi nhận nên không cần định khoản ghi nhận
– Đến khi hai bên tiến hành nghiệm thu công trình công trình + Xác nhận khối lượng hoàn thành + hồ sơ thanh quyết toán công trình….tiến hành ghi nhận thu nhập tính thuế và chi phí giá vốn công trình khi quyết toán thuế TNDN năm
– Chỉ tiêu [B2] – Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu: ghi nhận phần doanh thu đã điều chỉnh giảm [B9] của năm trước đó vào kỳ này để tính vào thu nhập tính thuế năm nay: Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến tăng doanh thu tính thuế do sự khác biệt giữa các quy định của pháp luật về kế toán và thuế, bao gồm các khoản được xác định là doanh thu để tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng không được ghi nhận là doanh thu trong kỳ theo quy định của chuẩn mực kế toán về doanh thu. Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu được chấp nhận theo chế độ kế toán nhưng không được chấp nhận theo qui định của luật thuế.
– Chỉ tiêu [B10] – Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí trực tiếp liên quan đến việc tạo ra các khoản doanh thu điều chỉnh tăng đã ghi vào chỉ tiêu [B2] – Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu – của Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Các khoản chi phí được điều chỉnh tại chỉ tiêu này chủ yếu là chi phí giá vốn hàng bán hoặc giá thành sản xuất sản phẩm. Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản chi phí chiết khấu thương mại được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được giảm trừ doanh thu mà được đưa chi phí theo quy định của Luật thuế TNDN.
**Lưu ý:
+ Khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN, nếu cơ sở kinh doanh điều chỉnh tăng hay giảm doanh thu thì cơ sở kinh doanh đồng thời phải thực hiện điều chỉnh tăng hay giảm chi phí để đảm bảo nguyên tắc chi phí phải phù hợp với doanh thu.
+ Khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN, cơ sở kinh doanh phải đối chiếu với tờ khai của các năm trước để xác định các khoản doanh thu nào phát sinh trong năm tài chính hiện tại nhưng đã đưa vào doanh thu tính thuế của năm trước để thực hiện điều chỉnh phù hợp.
=> Trong 03 trường hợp đã nêu trên trường hợp 03 sẽ đúng chuẩn mực kế toán và phù hợp luật thuế nhất như vậy giải được bài toán Tạm ứng xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu và ghi nhận thuế TNDN.
>> Xem thêm: 07 Vấn đề quan trọng kế toán xây dựng cần phải nắm vững
— Sưu tầm —
![]() |
||
Tham khảo Phần mềm & Thông tin liên hệ Maxv |
||
– Phần mềm Kế toán
|
– Thông tin Liên hệ
+ Mail: Softmaxv@ gmail.com + Hotline: 0382 325 225 + Kinh doanh: 0862 325 225 |
– Thông tin khác
+ Đăng ký: Nhấn tại đây + Facebook: Trang chủ |