Khi Tài sản cố định (TSCĐ) hiện thời không còn đủ điều kiện để là TSCĐ => Cần phải hạch toán thành công cụ dụng cụ (CCDC), cụ thể như sau:
1. Các trường hợp chuyển TSCĐ thành CCDC
– Khi có quy định mới về tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ, TSCĐ hiện thời không còn đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ.
– Khi có đánh giá lại đánh giá lại TSCĐ (Đánh giá lại theo quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức lại hoặc chuyển đổi hình thức Doanh nghiệp) và TSCĐ không còn đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ.

Các trường hợp chuyển TSCĐ thành CCDC
2. Phân biệt TSCĐ và CCDC
2.1. Điểm giống nhau
– Nguyên giá của TSCĐ, CCDC phải được xác định một cách rõ ràng: Hồ sơ về TSCĐ, CCDC được mua về với nguồn gốc xuất xứ cụ thể,…
– Tham gia vào quá trình sản xuất, hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp và chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
2.2. Điểm khác nhau
– TSCĐ (Giá trị ≥ 30 triệu; Không bao gồm thuế GTGT) => Thời gian sử dung: 1 năm trở lên.
– CCDC (Giá trị < 30 triệu; Không bao gồm thuế GTGT) => Thời gian sử dung: Không quy định.
>> Xem thêm: 02 PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN BÁN BUÔN HÀNG HÓA QUA KHO
3. Các nghiệp vụ kinh tế hạch toán chuyển TSCĐ thành CCDC
* Nếu giá trị còn lại của TSCĐ đang dùng nhỏ, thì được tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sử dụng TSCĐ (Như trường hợp xuất CCDC sử dụng phân bổ 100%), ghi:
Nợ TK 627, 641, 642: Giá trị còn lại
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn
Có TK 211: Nguyên giá
* Nếu giá trị còn lại của TSCĐ lớn cần phải tiến hành phân bổ dần vào chi phí nhiều kỳ (Giống trường hợp xuất CCDC phải phân bổ nhiều lần), ghi:
Nợ TK 242: Giá trị còn lại
Nợ TK 214: Giá trị đã hao mòn
Có TK 211
* Nếu mua về còn mới chưa sử dụng, ghi:
Nợ TK 153: Giá trị TSCĐ tăng lên
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ giảm đi
* Nếu đang sử dụng tại các bộ phận => Căn cứ biên bản:
– Giá trị còn lại của TSCĐ còn ít thì có thể tính luôn vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi:
Nợ TK 641, 642, 627
Có TK 211
– Giá trị còn lại của TSCĐ còn nhiều, ghi:
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế
Nợ TK 242: Giá trị còn lại lớn được phân bổ trên 1 năm tài chính
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
* Trích CCDC vào chi phí hàng tháng, thời gian phân bổ CCDC tối đa là 36 tháng
– Nếu CCDC dùng cho bộ phận bán hàng, ghi:
Nợ TK 641: Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Nợ TK 6421: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Có TK 242
– Nếu CCDC dùng cho bộ phận quản lý DN, ghi:
Nợ TK 642: Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Chi tiết)
Nợ TK 642: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC (Chi tiết)
Có TK 242
– Nếu CCDC dùng cho bộ phận sản xuất, công trình xây dựng, ghi:
Nợ TK 6274: Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Nợ TK 154: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Có TK 242.
>> Xem thêm: 08 BÚT TOÁN HẠCH TOÁN VÀ LƯU Ý KHI LÀM KẾ TOÁN NHẬP KHẨU