Hạch toán tài sản, hàng hóa thiếu – thừa chờ giải quyết. Trên thực tế, khi Doanh nghiệp tiến hành kiểm kê tài sản, hàng hóa phát hiện thừa, thiếu thì xử lý thế nào? Bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Hạch toán tài sản, hàng hóa thiếu – thừa chờ giải quyết
1. Khi kiểm tra, kiểm kê phát hiện tài sản, hàng hóa thiếu
Tiến hành lập biên bản và tìm nguyên nhân. Khi chưa phát hiện ra nguyên nhân, ghi:
Nợ TK 1381: Trị giá số tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 111, 152, 153, 156, 211,… : Trị giá số tài sản thiếu chờ xử lý.
2. Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu.
Căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu, ghi:
Nợ TK 111: Trị giá tiền mặt (Do cá nhân, tổ chức nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 1388: Phải thu khác (Cá nhân, tổ chức phải nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 334: Phải trả người lao động (Trị giá bồi thường trừ vào lương)
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (Giá trị hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý)
Nợ TK 811: Trị giá còn lại của TSCĐ thiếu qua kiểm kê phải tính vào tổn thất của D oanh nghiệp
Có TK 1381: Trị giá số tài sản thiếu chờ xử lý
>> Xem thêm: Tất tần tật Bộ hồ sơ Thanh lý xe ô tô và Tài sản Cố định TSCĐ
3. Khi xác định được nguyên nhân thiếu hụt tài sản, hàng hóa
Nguyên nhân thiếu hụt tài sản, hàng hóa do bên bán xuất thiếu, hoặc bên vận chuyển làm mất hoặc nhân viên Công ty làm mất.

Khi xác định được nguyên nhân thiếu hụt tài sản, hàng hóa
– Đền bù bằng chính số hàng thiếu đó, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211,…: Trị giá số tài sản thiếu
Có TK 1381: Trị giá số tài sản thiếu
– Đền bù bằng tiền, hoặc trừ vào lương => Tổng số tiền họ phải trả đã bao gồm thuế GTGT của số hàng bị thiếu đó, ghi:
Nợ TK 111, 112: Trị gía số tiền bồi thường
Nợ TK 1388: Trị giá số tiền bồi thường chưa thanh toán
Nợ TK 334: Trị giá số tiền bồi thường trừ vào lương của nhân viên
Nợ TK 632, 642, 811: Trị giá số tiền bồi thường tính số hàng mất vào chi phí trong kỳ
Có TK 1381: Trị giá số tài sản thiếu
Có TK 1331: Trị giá GTGT của hàng bị thiếu
>> Xem thêm: Hướng dẫn Chi tiết cách hạch toán sửa chữa tài sản cố định
4. Kiểm kê phát hiện thiếu hụt tài sản, hàng hóa
Căn cứ vào biên bản kiểm kê, ghi:
Nợ các TK 111, 152, 153, 156, 211: Trị giá tài sản, hàng hóa thừa (Theo giá trị hợp lý)
Có TK 3381: Trị giá tài sản, hàng hóa thừa (Theo giá trị hợp lý)
5. Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thừa
Căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thừa, ghi:
Nợ TK 3381: Trị giá tài sản, hàng hóa thừa
Có TK 411: Vốn đầu tư của chủ sở hữu; Hoặc
Có TK 441: Nguồn vốn đầu tư – XDCB (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Có TK 3388: Phải trả, phải nộp khác
Có TK 642: Chi phí quản lý Doanh nghiệp
Có TK 711: Thu nhập khác
>> Xem thêm: QUY TRÌNH VÀ CÁCH HẠCH TOÁN VỀ THANH LÝ (TSCĐ) TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Nguồn: Sưu tập
![]() |
||
Tham khảo Phần mềm & Thông tin liên hệ Maxv |
||
– Phần mềm Kế toán
|
– Thông tin Liên hệ
+ Mail: Softmaxv@ gmail.com + Hotline: 0382 325 225 + Kinh doanh: 0862 325 225 |
– Thông tin khác
+ Đăng ký: Nhấn tại đây + Facebook: Trang chủ |