Gần đây, cộng đồng mạng nổi sóng với yêu cầu Sao kê từ các cá nhân ủng hộ từ thiện. Từ việc minh bạch sao kê tài khoản ngân hàng để minh bạch việc thu chi trong khi làm từ thiện, đến việc kiểm tra lại thông tin đóng thuế của các nghệ sĩ. Thế nhưng việc sao Kê tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp thì lại không thấy mấy ai nhắc đến. Vì vậy, mình nghĩ nên có một bài viết chia sẻ cho chủ doanh nghiệp hiểu rõ hơn.
SỔ PHỤ NGÂN HÀNG DOANH NGHIỆP LÀ GÌ ?
Nếu không ở trong ngành kế toán, thì từ này khá xa lạ với nhiều người. Thực chất, sổ phụ ngân hàng chính là việc liệt kê chi tiết toàn bộ phát sinh của tài khoản ngân hàng doanh nghiệp.
Như vậy, Sổ phụ ngân hàng chính là sao kê tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
Thông thường, sổ phụ ngân hàng ngoài sao kê sẽ bao gồm :
– Ủy nhiệm thu
– Ủy nhiệm chi
– Giấy báo nợ
– Giấy báo có
Trước đây, việc lấy sổ phụ là chủ doanh nghiệp sẽ phải yêu cầu ngân hàng cung cấp, và sẽ được cấp trong vòng 1 ngày làm việc
Hiện nay, sao kê tài khoản doanh nghiệp đã được truy cập Online – Thông thường có thời hạn 3 tháng.
>> Xem thêm: Cách xử lý khi tính và nộp thuế sai sau quyết toán và nộp thuế TNCN
DOANH NGHIỆP CÓ ĐƯỢC BẢO MẬT THÔNG TIN SAO KÊ NGÂN HÀNG ?
Chắc chắn thông tin sao kê hoạt động trên tài khoản doanh nghiệp là bảo mật với tất cả các tổ chức – doanh nghiệp. Thông tin này chỉ một số người phụ trách quan trọng ( Giám đốc – kế toán trưởng ) được phép truy cập và kiểm tra.
Tuy nhiên, thông tin này Cơ quan Thuế được quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp và kiểm tra thông tin doanh nghiệp:
Theo quy định tại khoản 2, điều 30 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP:
“2. Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế như sau:
a) Theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế bao gồm: tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo Mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.
b) Việc cung cấp thông tin về tài khoản theo điểm a khoản này được thực hiện lần đầu trong thời gian 90 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Việc cập nhật các thông tin về tài khoản được thực hiện hàng tháng trong 10 ngày của tháng kế tiếp. Phương thức cung cấp thông tin được thực hiện dưới hình thức điện tử.
c) Ngân hàng thương mại cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
d) Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật có liên quan.”
Như vậy, theo thẩm quyền của mình, cơ quan thuế có quyền yêu cầu ngân hàng thương mại cung cấp thông tin giao dịch của người nộp thuế để thực hiện xác định nghĩa vụ của người nộp thuế (tổ chức và cá nhân).
Phần sau sẽ nói về Kế toán làm gì với hồ sơ ngân hàng và Thuế kiểm tra gì nhé.
>> Xem thêm: Chi tiết hạch toán mua xe ô tô và các chứng từ. Kế toán cần nắm
— Sưu tầm–
——
DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN & BÁN HÀNG MAXV
**Phần mềm Kế toán tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác. **Phần mềm Bán hàng quản lý hàng hóa hiệu quả |
![]() |
CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM MAXV VIỆT NAM
Hotline: 0382 325 225 — Tư vấn: 0862 325 225
Email: Softmaxv@gmail.com || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Bán Hàng Maxv