Dưới đây là bài viết chia sẻ các hàm Excel thông dụng mà kế toán cần dùng tới. Mời các bạn tham khảo!
1. Hàm toán học (Math)
– ABS(number): Trả về giá trị tuyệt đối của một số thực.
Ví dụ: =ABS(12-20) cho kết quả là 8
– INT(number): Trả về số nguyên lớn nhất không vượt quá number.
Ví dụ: =INT(5.6) cho kết quả là 5
=INT(-5.6) cho kết quả là -6
– MOD(number, divisor): Trả về số dư của phép chia nguyên number cho divisor (number, divisor là các số nguyên)
Ví dụ: =MOD(5,3) cho kết quả là 2
– ODD(number): làm tròn lên (ra xa số 0) tới một số nguyên lẻ gần nhất.
Ví dụ: =ODD(-2.2) cho kết quả là -3
=ODD(3.6) cho kết quả là 5
– PRODUCT(number1, number2, …): Tính tích của các giá trị trong danh sách tham số.
Ví dụ: PRODUCT(2,-6,3,4) cho kết quả là -144
– RAND(): Trả về một số ngẫu nhiên trong khoảng từ 0 đến 1.
– ROUND(number, num_digits): Làm tròn số number với độ chính xác đến num_digits chữ số thập phân (với qui ước 0 là làm tròn tới hàng đơn vị, 1 là lấy 1 chữ số thập phân, -1 là làm tròn tới hàng chục, …).
Ví dụ: =ROUND(5.13687,2) cho kết quả là 5.14
=ROUND(145.13687, -2) cho kết quả là 100
– SQRT(number): Tính căn bậc 2 của một số dương number.
Ví dụ: =SQRT(144) cho kết quả là 12
– SUM(number1, number2, …): Tính tổng của các giá trị trong danh sách tham số.
Ví dụ: =SUM(2,-6,8,4) cho kết quả là 8
– SUMIF(range, criteria [,sum_range]): Tính tổng các ô thỏa mãn điều kiện.
+ range: vùng mà điều kiện sẽ được so sánh.
+ criterial: chuỗi mô tả điều kiện. Ví dụ: “10”, “>15”, “<20”,…
+ sum_range: vùng được tính tổng. Các ô trong vùng này sẽ được tính tổng nếu các ô tương ứng trong vùng range thỏa điều kiện. (Nếu
không có sum_range thì vùng range sẽ được tính)
Ví dụ: = SUMIF(C4:C12,”>=6″,F4:F12)
2. Hàm thống kê (Statistical)
– MAX(number1, number2, …): Trả về giá trị lớn nhất của các giá trị số trong danh sách tham số.
– MIN(number1, number2, …): Trả về giá trị nhỏ nhất của các giá trị số trong danh sách tham số.
– AVERAGE(number1, number2, …): Trả về giá trị trung bình cộng của các số trong danh sách tham số.
– COUNT(value1, value2, …): Đếm số các giá trị số trong danh sách tham số.
Ví dụ: =COUNT(2,”hai”,4,-6) cho kết quả là 3
– COUNTA(value1, value2, …): Đếm số các ô không rỗng trong danh sách tham số.
Ví dụ: =CUONTA(2,”hai”,4,-6) cho kết quả là 4
– COUNTBLANK(range): Đếm số các ô rỗng trong vùng range.
– COUNTIF(range, criteria): Đếm các ô thỏa mãn điều kiện criteria trong vùng range.
+ range: là vùng mà điều kiện sẽ được so sánh.
+ criteria: là chuỗi mô tả điều kiện. Ví dụ: “10”, “>15”, “<20”.
Ví dụ: =COUNIF(B4:B12,”>=6″)
– RANK(number, ref [,order]): Trả về thứ hạng của number trong ref, với order là cách xếp hạng. (Nếu order=0 hoặc bỏ qua thì ref hiểu là có thứ tự giảm dần. Nếu order=1 thì ref được hiểu là có thứ tự tăng dần)
Ví dụ: =RANK(E4,E4:E6,0)
3. Hàm logic
– AND(logical1, logical2, …): Trả về giá trị TRUE nếu tất cả các điều kiện đều là TRUE.
Ví dụ: =AND(1=1,2=2,3=3) cho kết quả là TRUE=AND(1=2,2=2,3=3) cho kết quả là FALSE
– OR(logical1, logical2, …): Trả về giá trị FALSE nếu tất cả điều kiện là FALSE.
Ví dụ: =OR(1=2,2=2,3=3) cho kết quả là TRUE=OR(1=2,2<2,3>3) cho kết quả là FALSE
– NOT(logical): Lấy phủ định của giá trị logical.
Ví dụ: =NOT(1+1=2) cho kết quả là FALSE
– IF(logical_test, value_if_true, value_if_false): Trả về giá trị value_if_true nếu điều kiện logical_test là TRUE, ngược lại sẽ trả về giá trị value_if_false.
Ví dụ: =IF(A1>=5,”Đỗ”,”Trượt”)
4. Hàm xử lý chuỗi (Text)
– LOWER(text): Chuyển chuỗi text thành chữ thường.
Ví dụ: =LOWER(“Tài Chính”) cho kết quả là tài chính
– UPPER(text): Chuyển chuỗi text thành chữ in hoa.
Ví dụ: =UPPER(“Tài Chính”) cho kết quả là TÀI CHÍNH
– PROPER(text): Đổi các kỹ tự đầu của mỗi từ trong chuỗi text thành chữ in hoa, còn lại đều là chữ thường.
Ví dụ: =PROPER(“maxv software”) cho kết quả là Maxv Software
– TRIM(text): Cắt bỏ các kỹ tự trống vô ích trong chuỗi text.
Ví dụ: =TRIM(” Tài chính “) cho kết quả là Tài chính
– LEN(text): Trả về độ dài của chuỗi text.
Ví dụ: =LEN(“Tài Chính”) cho kết quả là 9
– LEFT(text, num_chars): Trả về num_char ký tự bên trái chuỗi text.
Ví dụ: =LEFT(“Tài chính”,3) cho kết quả là Tài
– RIGHT(text, num_chars): Trả về num_char ký tự bên phải chuỗi text.
Ví dụ: =RIGHT(“Tài chính”,3) cho kết quả là ính
– MID(text, start_num, num_chars): Trả về chuỗi ký tự có độ dài num_chars bắt đầu từ vị trí start_num của chuỗi text.
Ví dụ: =MID(“Tài chính”,5,3) cho kết quả là chí
– VALUE(text): Chuyển chuỗi có dạng số thành trị số.
Ví dụ: =Value(123) cho kết quả là 123
=Value(123ab) cho kết quả là 123ab
5. Hàm ngày và giờ (Date & Time)
– TODAY(): Trả về ngày hiện hành của hệ thống.
Ví dụ: =TODAY() cho kết quả là 06/05/2022
– NOW(): Trả về ngày và giờ hiện hành của hệ thống.
Ví dụ: =NOW() cho kết quả là 06/05/2022 17:45
– DAY(date): Trả về giá trị ngày của biểu thức ngày date.
Ví dụ: =DAY(DATE(2000,6,22)) cho kết quả là 22
– MONTH(date): Trả về giá trị tháng của biểu thức ngày date.
Ví dụ: =MONTH(DATE(2000,6,22)) cho kết quả là 6
– YEAR(date): Trả về giá trị năm của biểu thức ngày date.
Ví dụ: =YEAR(DATE(2000,6,22)) cho kết quả là 2000
– WEEKDAY(date): Trả về số thứ tự ngày trong tuần của biểu thức date.
Ví dụ: =WEEKDAY(DATE(2022,5,6)) cho kết quả là 6
– DATE(year,month,day): Trả về giá trị dạng Date theo quy định của hệ thống.
Ví dụ: =DATE(2022,5,6) cho kết quả là 06/05/2022
-TIME(hour,minute,second): Trả về giá trị dạng Time.
Ví dụ: =TIME(17,45,30) cho kết quả là 5:45 PM
6. Hàm tìm kiếm (Lookup & Reference)
– Hàm VLOOKUP
+ VLOOKUP(Lookup_value, Table_array, col_index_num, range_lookup)
+ Tìm giá trị Lookup_value trong cột trái nhất của bảng table_array theo chuẩn dò tìm range_lookup, trả về giá trị tương ứng trong cột thứ col_index_num (nếu tìm thấy).
+ range_lookup=1: Tìm tương đối, danh sách các giá trị dò tìm của bảng table_array phải sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Nếu tìm không thấy sẽ trả về giá trị lớn nhất nhưng nhỏ hơn Lookup_value.
+ range_lookup=0: Tìm chính xác, danh sách các giá trị dò tìm của bảng Table_array không cần sắp xếp thứ tự. Nếu tìm không thấy sẽ trả về lỗi #N/A.
Ví dụ: =VLOOKUP(E5,A4:D6,3,0)
– Hàm HLOOKUP
+ HLOOKUP(Lookup_value, Table_array, row_index_num, range_lookup)
+ Tìm giá trị Lookup_value trong hàng đầu tiên của bảng table_array theo chuẩn dò tìm range_lookup, trả về giá trị tương ứng ở dòng thứ
row_index_num (nếu tìm thấy).
+ range_lookup=1: Tìm tương đối.
+ range_lookup=0: Tìm chính xác.
Ví dụ: =HLOOKUP(E5,A4:D6,6,0)
– Hàm MATCH
+ MATCH(lookup_value, lookup_array, match_type)
+ Hàm trả về vị trí của lookup_value trong mảng lookup_array theo cách tìm match_type
+ match_type=1: Tìm tương đối, danh sách các giá trị dò tìm của bảng Table_array phải sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Nếu tìm không thấy
sẽ trả về vị trí của giá trị lớn nhất nhưng nhỏ hơn lookup_value.
+ macth_type=0: Tìm chính xác, danh sách các giá trị dò tìm của bảng Table_array không cần sắp xếp thứ tự. Nếu tìm không thấy sẽ trả về lỗi #N/A.
+ match_type=1: Tìm tương đối, danh sách các giá trị dò tìm của bảng Table_array phải sắp xếp theo thứ tự giảm dần. Nếu tìm không thấy sẽ trả về vị trí của giá trị lớn nhất nhưng lớn hơn lookup_value.
Ví dụ: =MATCH(E5,A4:A6,0)
– Hàm INDEX:
+ INDEX(array, row_num, column_num)
+ Trả về giá trị trong ô ở hàng thứ row_num, cột thứ column_num trong mảng array.
Ví dụ: =INDEX(B3:B11,4,1)
Nguồn Sưu tầm
——
DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN & BÁN HÀNG MAXV
**Phần mềm Kế toán tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác.
**Phần mềm Bán hàng quản lý hàng hóa hiệu quả
CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM MAXV VIỆT NAM
Hotline: 0382 325 225 — Tư vấn: 0822 29 0697
Email: Softmaxv@gmail.com || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Bán Hàng Maxv