Ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán là một nỗi đau của nhiều kế toán mới. Dưới đây là “HƯỚNG DẪN CÁCH NHỚ NHANH HỆ THỐNG TÀI KHOẢN ĐƠN GIẢN NHẤT”. Mời bạn đọc tham khảo.
1. Ghi nhớ tài khoản kế toán là bước đầu tiên và quan trọng nhất
Đây là phương tiện để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán

Hệ thống tài khoản có 76 tài khoản cấp 1, 159 tài khoản cấp 2. Khi đi làm thực tế thì mỗi Cty cũng chỉ sử dụng vài tài khoản. Nhiều khi cũng ko thể nhớ được hết các tài khoản, chỉ cần nhớ kết cấu tài khoản là được rồi.
TK đầu 1: Từ 111 – 171 Là loại TK Tài sản ngắn hạn
TK đầu 2: Từ 211 – 244 Là loại TK Tài sản dài hạn
TK đầu 3: Từ 331 – 356 Là loại TK Nợ phải trả
TK đầu 4: Từ 411 – 421 Là loại TK Nguồn vốn chủ sở hữu
TK đầu 5: Từ 511 – 521 Là loại TK Doanh thu
TK đầu 6: Từ 611 – 642 Là loại TK Chi phí sản xuất, kinh doanh
TK đầu 7: 711 Là TK Thu nhập khác
TK đầu 8: Từ 811 – 821 Là loại TK Chi phí khác
TK đầu 9: 911 Là TK xác định kết quả kinh doanh (Tập hợp DT và CP )
Tuy có nhiều tài khoản như vậy nhưng chúng ta chỉ cần chú ý 5 loại TK như sau:
– Tài khoản Tài sản gồm: TK đầu 1 + 2. Số dư nằm bên Nợ, trừ Tài khoản 214
– Tài khoản Nguồn vốn gồm: TK đầu 3 + 4. Số dư nằm bên Có
– Tài khoản Doanh thu gồm: TK đầu 5 + 7. không có số dư cuối kỳ
– Tài khoản Chi Phí gồm: TK đầu 6 + 8. không có số dư cuối kỳ
– Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: TK 911.
– TK đầu 5 + 7 mang tính chất NGUỒN VỐN không có số dư cuối kỳ
– TK đầu 6 + 8 mang tính chất TÀI SẢN không có số dư cuối kỳ
– Một số tài khoản lưỡng tính vừa có số dư bên Nợ vừa có số dư bên CÓ : 131,331,1388,3388,333,334.
– Tài khoản Tài sản gồm: Tài khoản đầu 1 + 2 + 6 + 8
– Tài khoản Nguồn Vốn gồm: Tài khoản đầu 3 + 4 + 5 +7
– Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản 911
>> Xem thêm: Chuyển tiền từ tài khoản cá nhân sang tài khoản công ty xử lý ra sao?
2. Cách định khoản tài khoản kế toán khi có phát sinh
Những loại tài khoản Tài sản gồm: 1, 2, 6, 8
* Một Tài khoản tài sản tăng thì một tài khoản tài sản giảm. Đối với tài sản thì Tăng ghi NỢ, Giảm ghi CÓ. Tổng tài sản không thay đổi
VD: Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ 50.000.000đ : Tiền gửi ngân hàng và tiền mặt thì nó đều là tài khoản tài sản, lúc này tiền mặt tăng lên và tiền gửi ngân hàng giảm xuống. Định khoản như sau

Nợ 1111:50.000.000
Có 1121: 50.000.000
* Những loại tài khoản Nguồn vốn gồm: (3,4,5,7):
Một Tài khoản nguồn vốn tăng thì một tài khoản Nguồn vốn giảm: Đối với nguồn vốn thì tăng ghi CÓ Giảm ghi NỢ. Tổng Nguồn vốn không thay đổi.
VD: Vay ngắn hạn để trả nợ người bán: 100.000.000. 2 tài khoản đều là tài khoản nguồn vốn, khoản phải trả giảm xuống, khoản nợ ngắn hạn tăng lên, Định khoản như sau
Nợ 331: 100.000.000
Có 3411: 100.000.000
* Tài khoản tài sản tăng thì tài khoản nguồn vốn tăng, Tài khoản tài sản giảm thì tài khoản nguồn vốn giảm.
VD: Thanh toán cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng: 100.000.000đ . Lúc này xuất hiện 1 tài khoản tài sản và 1 tài khoản nguồn vốn. Tài khoản tài sản giảm, tài khoản nguồn vốn cũng giảm.
Nợ 331: 100.000.000
Có 1121:100.000.000
>> Xem thêm: Sai sót hoặc vấn đề thường gặp liên quan tài khoản 341 và lãi vay
![]() |
||
Tham khảo Phần mềm & Thông tin liên hệ Maxv |
||
– Phần mềm Kế toán
|
– Thông tin Liên hệ
+ Mail: Softmaxv@ gmail.com + Hotline: 0382 325 225 + Kinh doanh: 0862 325 225 |
– Thông tin khác
+ Đăng ký: Nhấn tại đây + Facebook: Trang chủ + Nghiệp vụ: 0987 667 405 |