Bài viết dưới đây là: hướng dẫn cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu kế toán nên biết. Mời bạn đọc cùng tham khảo với Maxv nhé.
I. Khái niêm giảm trừ Doanh thu và thông tin Tài khoản sử dụng

1. Khái niệm các khoản giảm trừ Doanh thu bán hàng
– Chiết khấu thương mại (CKTM): Là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá cho khách mua hàng hóa, sản phẩm,… với khối lượng lớn.
– Giảm giá hàng bán (GGHB): Là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá cho khách hàng khi khách hàng mua hàng hóa, thành phẩm nhưng lại kém phẩm chất hay không đáp ứng đủ điều kiện chất lượng như trong hợp đồng đã ký giữa 2 bên.
– Hàng bán bị trả lại (HBBTL): Là số hàng mà khách hàng trả lại cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp bán hàng hóa, thành phẩm nhưng bị kém phẩm chất, chủng loại,…
2. Tài khoản sử dụng
* Sử dụng tài khoản 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu” để hạch toán các khoản nêu trên, cụ thể như sau:
– Chiết khấu thương mại: TK 5211.
– Giảm giá hàng bán: TK 5213.
– Hàng bán bị trả lại: TK 5212
* Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp.
>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN THEO THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC
II. Cách điều chỉnh giảm trừ và cách hạch toán giảm trừ các khoản Doanh thu

1. Điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện thế nào?
– Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh.
– Trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:
+ Nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính => Phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (Kỳ trước).
+ Trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (Kỳ sau).
2. Chiết khấu thương mại phải trả
Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau:
– Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (Giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thì doanh nghiệp (Bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (Doanh thu thuần).
– Phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trường hợp này, Bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại (Doanh thu gộp). Khoản chiết khấu thương mại cần phải theo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh trong các trường hợp sau:
+ Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng. Trường hợp này có thể phát sinh do người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng;
+ Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân phối (Như các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số chiết khấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ.
3. Giảm giá hàng bán
Là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Bên bán hàng thực hiện giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau:
– Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản giảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (Giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã giảm) thì doanh nghiệp (Bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm (Doanh thu thuần).
– Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (Đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hóa đơn (Giảm giá ngoài hóa đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất,…
4. Đối với hàng bán bị trả lại:
– Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
– Phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại cho từng khách hàng và từng loại hàng bán như: Bán hàng (Sản phẩm, hàng hóa), cung cấp dịch vụ. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định Doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo.
>> Xem thêm: XÁC ĐỊNH DOANH THU KHI QUYẾT TOÁN THUẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
5. Hạch toán phát sinh
5.1. Phản ánh số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ
– Trường hợp sản phẩm, hàng hóa đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 521: Các khoản giảm trừ Doanh thu (TK 5211, 5213)
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (Thuế GTGT đầu ra được giảm)
Có TK 111,112,131,…
– Trường hợp sản phẩm, hàng hóa đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì khoản giảm giá hàng bán cho người mua, ghi:
Nợ TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)
Có TK 111, 112, 131,…
5.2. Kế toán hàng bán bị trả lại
– Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hóa bị trả lại => Phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại:
+ Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, ghi:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 155: Thành phẩm
Nợ TK 156: Hàng hóa
Có TK 632: Giá vốn hàng bán
+ Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, ghi:
Nợ TK 611: Mua hàng (Đối với hàng hóa)
Nợ TK 631: Giá thành sản xuất (Đối với sản phẩm)
Có TK 632: Giá vốn hàng bán
– Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:
+ Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 5212: Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (Thuế GTGT hàng bị trả lại)
Có TK 111, 112, 131,…
+ Đối với sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp; Số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 5212: Hàng bán bị trả lại
Có TK 111, 112, 131,…
– Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (Nếu có), ghi:
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Có TK 111, 112, 141, 334,…
Cuối kỳ kết chuyển Tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, ghi:
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521: Các khoản giảm trừ Doanh thu.
>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN VÀ XỬ LÝ SAU KHI THANH TRA THUẾ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT
— Sưu tầm–
![]() |
||
THAM KHẢO SẢN PHẨM PHẦN MỀM CÔNG TY MAXV |
||
Phần Mềm Kế toán |
Liên hệ Nhận tư vấn | Phần Mềm Bán Hàng |
+ Maxv Pro Vĩnh viễn (Offline)
… |
+ Đăng ký: Nhấn tại đây + Hotline: 0382 325 225 + Facebook: Trang chủ
|
+ Shop Maxv Pharmacy (Dược)
+ Shop Maxv VLXD (Vật liệu XD) + Mail: Softmaxv@gmail.com
|